Thứ Tư, 10/10/2012 22:52

Chuyên gia: Thương mại hiện đại sẽ phát triển mạnh

Thương mại hiện đại sẽ có những bước phát triển mạnh trong 10 năm tới, với tốc độ từ 10-20%/năm hiện nay lên 20-35%/năm, theo các chuyên gia của công ty chuyên về nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, ông David Anjourbault, Tổng giám đốc Kanta Worldpanel Việt Nam, cho biết trong 5 năm qua, các thành phố lớn của Việt Nam chứng kiến sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, khi tỷ lệ các hộ gia đình thu nhập từ 2 triệu đồng/tháng/thành viên trở lên chiếm tới 43%.

Điều này dẫn đến xu hướng tiêu dùng của người dân thành thị đang thay đổi, từ các kênh truyền thống chuyển sang kênh hiện đại. Kể từ khi siêu thị đầu tiên được mở tại TPHCM vào năm 1994, đến nay đã có khoảng 640 siêu thị/đại siêu thị, 120 trung tâm mua sắm và hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi.

Số liệu của Kantar Worldpanel Việt nam cho thấy nếu như giai đoạn 10 năm đầu tiên, từ khi siêu thị đầu tiên ra đời ở TPHCM vào năm 1994 đến năm 2004, thương mại hiện đại phát triển với tốc độ khoảng 10%/năm, thì từ năm 2005 đến nay, tốc độ phát triển là từ 10-20% năm.

Tốc độ này sẽ được dự báo sẽ nhanh hơn trong 10 năm tới, từ 20-35%/năm, khi có thêm nhiều nhà bán lẻ quốc tế đầu tư vào Việt Nam.

Vì thế, trong 10 năm tiếp theo, mô hình siêu thị/đại siêu thị vẫn sẽ là chủ đạo, tuy nhiên, nhiều mô hình siêu thị quy mô nhỏ, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi sẽ thay thế các cửa hàng truyền thống ở trung tâm các thành phố lớn, trong khi đại siêu thị, trung tâm mua sắm, khu phức hợp được cho là sẽ phát triển mạnh ở khu vực ven đô.

Bất chấp khủng hoảng, thị trường Việt Nam vẫn phát triển nhanh khi các hộ gia đình đã chi tiêu đến 1,7 tỉ đô la Mỹ cho ngành hàng tiêu dùng nhanh trong năm qua. Với tốc độ 12% hàng năm trong 10 năm tới, con số này sẽ được mở rộng ra, và ước tính lên đến khoảng 8 tỉ đô la Mỹ.

Ông Fabrice Carrasco, Giám đốc điều hành Kantar Worldpanel khu vực phụ trách Indonesia, Việt Nam và Philippines, cho biết Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn về bán lẻ trong vòng 10 năm tới.

Một con số được ông dẫn ra là có tới 90% các giám đốc điều hành của các công ty được hỏi cho rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ là nơi hoạt động chính của họ, trong đó Việt Nam, với dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á được coi là một thị trường tiềm năm.

Thế nhưng với một nền kinh tế tăng trưởng nóng, các vấn đề về môi trường và hệ thống cơ sở hạ tầng chưa phát triển là những rào cản cho sự phát triển. Dù vậy, các chuyên gia cả Kantar cho rằng kênh thương mại truyền thống sẽ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong 10 năm tới khi mà trong thời gian qua 3/4 các sản phẩm tiêu dùng nhanh được phân phối thông qua các chợ và tiệm tạp hóa, trong khi đó chỉ 1/4 sản phẩm được phân phối qua kênh mua sắm hiện đại.

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   Thanh tra Chính phủ: Sắp hoàn thành kết luận 10 cuộc thanh tra lớn (10/10/2012)

>   Dệt may VN: Xuất khẩu dẫn đầu, nhưng chưa hết lo (10/10/2012)

>   'Giá đường nội không thể rẻ như đường nhập' (10/10/2012)

>   Thủ tướng yêu cầu Vinalines bán tàu cũ để giảm lỗ (10/10/2012)

>   Nỗi lo hàng hóa Asean + 1 (Kỳ 3): Nâng cao sức cạnh tranh (10/10/2012)

>   Vinashin về lại mái nhà xưa (10/10/2012)

>   Bộ Xây dựng không can thiệp kinh doanh của DN (10/10/2012)

>   Thị trường dịch vụ 3G tại Việt Nam: Dư địa cho nhà đầu tư Pháp (10/10/2012)

>   Xăng chưa giảm giá, DN muốn tăng hoa hồng? (10/10/2012)

>   Xuất nhập khẩu vẫn “bỏ trứng vào một giỏ” (10/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật