Thứ Sáu, 05/10/2012 06:47

Cần một cơ chế để doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh

“Giải pháp cho các tập đoàn, TCty nhà nước là chúng phải thuộc quyền quản lý của một Cty quản lý tài sản quốc gia, thực hiện quản lý DNNN Cty này hoạt động theo một luật riêng do Quốc hội đưa ra, có trách nhiệm giải trình trước Chính phủ, Quốc hội và nhất là trước công chúng” - TS Nguyễn Quang A trao đổi với Lao Động xung quanh việc kết thúc thí điểm mô hình tập đoàn của VNIC và HUD.

Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng VN (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) đã kết thúc thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế. Thưa TS, đâu là nguyên nhân?

- Kết thúc hoạt động của HUD và VNIC có nguyên nhân từ việc quản lý, nguyên nhân này cũng lớn nhưng không phải là nguyên nhân chính.

Tập đoàn là việc học tập theo kiểu sao chép các mô hình TĐKT từ những năm 60 thế kỷ trước của Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều khác biệt cơ bản là TĐKT Nhật, Hàn đều là những Cty tư nhân phải cạnh tranh. Yếu tố tư nhân khiến các TĐKT Nhật, Hàn có động lực về lợi nhuận, động lực phát triển rất lành mạnh. Và điều quan trọng là chúng phải cạnh tranh, cả trong và ngoài nước. TĐKT VN thì không những không phải cạnh tranh mà còn “được” ràng buộc bởi ngân sách mềm. Điều này tạo cho TĐKT tư tưởng luôn có thể nhờ vả.

Về lý thuyết, DN sẽ không hiệu quả khi không phải cạnh tranh và có ràng buộc ngân sách mềm. Lý thuyết này người ta đã viết thành sách từ 50 năm nay và cũng được kiểm chứng cả nửa thế kỷ rồi.

Tất nhiên, ngay cả khi có cạnh tranh lành mạnh, bị ràng buộc ngân sách cứng thì cũng chưa đủ đảm bảo cho DNNN hoạt động hiệu quả. Chúng vẫn có thể thất bại vì nếu vấn đề quản lý kém.

Về mặt thực tế, từ 10-15 năm trước người ta phản đối mạnh cơ chế bộ chủ quản, bộ vừa là chủ sở hữu, vừa quản lý ngành dọc. Đây là cơ chế không hay vì phần lớn quan chức đi làm kinh tế trong khi động lực của họ là động lực chính trị chứ không phải động lực kinh tế. Bộ chủ quản tức cơ quan hành pháp lại đi làm kinh tế, nên đây là một nghịch lý.

Việc phát triển thành TĐKT là quá trình phát triển tự nhiên của DN, quá trình này phải gắn kèm với phát triển quy mô và đào tạo nhân lực, chứ không thể Nhà nước muốn ép thế nào cũng được. Muốn gọi là gì thì gọi, nhưng đó là việc của DN chứ không phải của chính quyền.

Thưa TS, có thể mô hình Ban Kinh tế Trung ương được xúc tiến tái lập, liệu đây có phải là một kênh kiểm soát hữu hiệu?

- Đây là một mô hình “đặc thù VN” dù trên thế giới, đảng nào cũng có bộ phận nghiên cứu kinh tế. Theo tôi, nếu lập lại mô hình này và nó hoạt động tốt sẽ tạo ra được một kênh kiểm tra, giám sát và như thế sẽ tốt hơn. Nhưng nếu chỉ dừng ở mức độ là một ban của Đảng, không có quyền kiểm tra, giám sát, đề xuất thì không mấy hiệu quả.

Thưa TS, vấn đề tái cơ cấu DNNN đang được bàn thảo tại Hội nghị T.Ư 6, DNNN cần quản lý thế nào để chúng thực sự mang lại hiệu quả?

- Muốn giải quyết cần có một Cty quản lý tài sản quốc gia, thực hiện quản lý DNNN, hoạt động theo một luật riêng do Quốc hội đưa ra, có trách nhiệm giải trình trước Chính phủ, trước Quốc hội và quan trọng nhất là trước công chúng. Theo tôi, những gì Nhà nước không cần phải nắm thì không nên nắm. Những gì Nhà nước nắm thì phải buộc các DNNN thực hiện như các loại hình DN khác. Cơ bản nhất là cơ chế để DNNN phải cạnh tranh, thậm chí thôn tính nhau, bởi chỉ có cạnh tranh mới tạo ra động lực và phải buộc chúng đối mặt với ràng buộc ngân sách cứng.

- Xin trân trọng cảm ơn!

Đào Tuấn (thực hiện)

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Vật lộn với khó khăn (05/10/2012)

>   Giải tán hai tập đoàn: Thời điểm nhìn lại (05/10/2012)

>   Năm nay lương tăng cao hơn lạm phát (04/10/2012)

>   Nhập siêu từ Trung Quốc là bình thường! (04/10/2012)

>   Điện tử giãy chết: Phải làm lại từ đầu (04/10/2012)

>   Tháo gỡ vướng mắc thủ tục hành chính cho doanh nghiệp (04/10/2012)

>   Giải phóng hàng tồn: Bằng thỏa ước... hàng đổi hàng (04/10/2012)

>   Vì sao ông TGĐ Phan Thành Lây lại “làm loạn” được Công ty Phytopharma? (04/10/2012)

>   Sawaco: chưa cần sử dụng nước thô hồ Dầu Tiếng (04/10/2012)

>   Khoáng sản kẹt cứng vì hàng tồn kho (04/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật