Thứ Bảy, 20/10/2012 10:19

Biện pháp cải thiện mức thu ngân sách

Hết 9 tháng, tuy có nhiều cố gắng, nhưng thu ngân sách vẫn chưa cải thiện nhiều.

Từ biểu đồ dưới dây và một số thông tin khác, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.

Một, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước 9 tháng so với dự toán cả năm đạt thấp và thấp hơn so với tỷ lệ tương ứng của cùng kỳ trong 5 năm qua.

Tỷ lệ thực hiện 9 tháng so với dự toán cả năm của khoản thu từ dầu thô đạt cao hơn tỷ lệ tương ứng của tổng thu (99,6% so với 67,3%), do xuất khẩu dầu thô 9 tháng tăng khá cả về lượng (tăng 14,3%) và kim ngạch (tăng 14,7%) và do giá thực tế cao hơn khi lập dự toán. Còn hai khoản thu lớn khác đạt thấp hơn tỷ lệ chung, trong đó thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt rất thấp; thu nội địa là khoản thu lớn nhất, nhưng đạt thấp hơn tỷ lệ chung.

Hai, so với cùng kỳ năm trước, tổng thu ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm thấp xa so với tốc độ tăng CPI bình quân 9 tháng (1,3% so với 9,96%).

Ba, tỷ lệ tổng thu ngân sách nhà nước/GDP trong 9 tháng đầu năm nay đạt 25,3%. Tỷ lệ này khá cao so với các nước và cao so với định hướng của Việt Nam (22 - 23%). Điều này được lý giải là do GDP tính theo giá so sánh và tính theo giá thực tế 9 tháng năm nay đã “co lại” và hiệu quả của nền kinh tế còn thấp.

Bốn, tỷ lệ thực hiện so với dự toán năm của tổng chi cao hơn tỷ lệ của tổng thu. Do vậy, tỷ lệ bội chi so với dự toán cả năm theo tính toán sơ bộ khoảng 75%, cao hơn tỷ lệ tương ứng của tổng thu và của tổng chi. Đáng lưu ý, tỷ lệ bội chi so với GDP trong 9 tháng đã ở mức trên 6%, trong khi kế hoạch cả năm là 4,8%.

Năm, tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt thấp so với dự toán cả năm, tăng thấp so với cùng kỳ năm trước, làm cho tỷ lệ bội chi tăng lên.

Để giảm bớt những hạn chế bất cập và những khó khăn thách thức trên, cần quan tâm thực hiện một số biện pháp dưới đây.

Thứ nhất, cần làm cho “chiếc bánh” GDP to ra. Nếu GDP là hiệu quả của nền kinh tế, thì tỷ lệ thu ngân sách/GDP là hiệu quả của hiệu quả. Tỷ lệ thu ngân sách/GDP cao có một phần do quy mô GDP còn nhỏ. Vấn đề là, phải tăng trưởng kinh tế hợp lý, để tăng quy mô GDP. Muốn vậy, phải có giải pháp với liều lượng cao hơn, kịp thời hơn để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Thứ hai, ngành tài chính phối hợp với các ngành, các cấp đẩy mạnh hơn nữa việc chống thất thu, nợ đọng thuế.

Thứ ba, Nhà nước, một mặt chống thất thu do buôn lậu, gian lận thương mại, chống chuyển giá; mặt khác, quan tâm hơn nữa để “khoan sức dân”, “nuôi dưỡng nguồn thu”, giúp người sản xuất, kinh doanh vượt qua thời kỳ khó khăn này. Cần phát huy hơn nữa tác động của việc cắt, giảm, hoãn thuế và phí, như Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ đã đề ra.

Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các khoản vốn đầu tư từ ngân sách, từ vốn trái phiếu chính phủ, góp phần thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Thứ năm, bám sát dự toán để điều hành “tiến độ” thực hiện, kiên quyết giữ mức bội chi/GDP như mục tiêu đã đặt ra.

Minh Nhung

Đầu tư

Các tin tức khác

>   Hết đường chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT (18/10/2012)

>   Doanh nghiệp lại gặp khó với thuế (17/10/2012)

>   Ôtô nhập vào Việt Nam sắp bị áp giá tính thuế mới (17/10/2012)

>   Doanh nghiệp chết dở, ngành thuế vẫn ráo riết thu hồi nợ đọng? (17/10/2012)

>   Bức xúc việc bỏ ân hạn thuế (16/10/2012)

>   Thu giảm mạnh nhưng chi vẫn tăng (13/10/2012)

>   Chính thức giảm thuế xuất khẩu than về mức 10% (12/10/2012)

>   Chính sách thuế quan: Bức xúc mới từ vướng mắc cũ (12/10/2012)

>   Hơn 190.000 DN được gia hạn thuế giá trị gia tăng (11/10/2012)

>   Nợ thuế của doanh nghiệp chiếm 6,8% thu nội địa (11/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật