Thứ Bảy, 20/10/2012 13:15

Bành trướng lãnh thổ - Bước đi sai lầm của Trung Quốc

Theo bình luận của Bloomberg, sau hơn 3 thập kỷ, tốn kém không ít công sức để tạo dựng mối quan hệ kinh tế và ngoại giao tốt đẹp với các quốc gia láng giềng nhưng trong khi đang bắt đầu thu được thành quả thì Trung Quốc lại tự tay đập vỡ tất cả chỉ bởi tham vọng bành trướng lãnh thổ của chính họ.

Ảo tưởng “nước lớn”

Hơn ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã ra sức “tán tỉnh” các vị láng giềng phía Nam của mình. Việc lôi kéo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào việc hợp tác chặt chẽ hơn là một mục tiêu lớn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ thời của Đặng Tiểu Bình (1956-1967) và nó đã đem lại thành công lớn.

Trong năm 2010, Trung Quốc và ASEAN đã ký kết một thỏa thuận về tự do thương mại và tạo ra một trong những thị trường liên kết lớn nhất thế giới. Nhưng giờ đây, với những thái độ khá hung hăng của mình trên các tuyến đường phân giới cắm mốc ở Biển Đông, Trung Quốc có nguy cơ ném đi tất cả những thành quả đó.

Đến khoảng 2 năm trước đây, dường như tất cả mọi thứ, bao gồm cả các vấn đề ngoại giao và thương mại phát triển một cách thuận buồm xuôi gió giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam của mình. Một số quốc gia Đông Nam Á có các dân tộc thiểu số của Trung Quốc định cư, lần đầu tiên, bắt đầu thấy các nhóm này như một cơ hội trong việc liên kết với Trung Quốc, chứ không phải là một mối đe dọa.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương Khiết Trì: “Trung Quốc là một nước lớn, còn quý vị là những nước nhỏ hơn”.

Mọi thứ đã thay đổi rõ rệt. Tại một diễn đàn khu vực năm 2010 tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tỏ ra nổi giận với vị chủ nhà Đông Nam Á vì tinh thần đoàn kết của họ và nhiều nước khác tỏ ra tán đồng biện pháp tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ để giải quyết các bất đồng lâu năm giữa các quốc gia có một phần chủ quyền đối với vùng biển Đông.

Bloomberg đã trích lời kể của một chính khách lớn của Indonesia ngay sau buổi họp này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã khá căng thẳng và tỏ thái độ bực bội với toàn hội nghị. “Có một sự khác biệt cơ bản giữa chúng ta”, ông Dương Khiết Trì được cho là đã nói, “Trung Quốc là một nước lớn, còn quý vị là những nước nhỏ hơn”. Ông ta thể hiện thái độ bực bội không chỉ với Việt Nam mà cả những nước khá lớn như Indonesia. “Chúng tôi không đáng bị đối xử như vậy”, Dương Khiết Trì nói

Kể từ đó, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á nhanh chóng lún sâu vào mâu thuẫn. Đã có những cuộc đụng độ trên biển giữa Trung Quốc và các nước ASEAN mà điển hình là Việt Nam và Philippines, đều do phía Trung Quốc đã hung hăng một cách rất chủ động. Một số quốc gia khác đang tìm kiếm các thỏa thuận tự do thương mại với Trung Quốc đang trở nên cân nhắc hơn bởi tầm ảnh hưởng lớn của nước này.

Theo nhận xét của hãng tin Bloomberg (Mỹ), Trung Quốc đang nỗ lực sử dụng sức mạnh của mình để ảnh hưởng đến các nước ASEAN yếu hơn như là Campuchia và Myanmar nhằm ngăn chặn một liên minh thống nhất trong tổ chức này chống lại mình. Hiện tại các nước lớn hơn đang nghi ngờ rằng Trung Quốc có âm mưu chia rẽ ASEAN và mặc dù chính quyền trung ương Trung Quốc bề ngoài vẫn tỏ ra khá kiềm chế (ít nhất là trong những phát ngôn), thì tình hình khu vực đang ngày càng tồi tệ hơn.

Giương súng bắn vào chân mình

Điều đang đe dọa đến mối quan hệ này không chỉ là việc giải quyết mối tranh chấp chủ quyền trên biển Đông mà còn là cả mối quan hệ lâu dài giữa Trung Quốc và khu vực này. Ngay cả khi Mỹ khuyến khích các cuộc đàm phán ổn định hòa bình giữa các quốc gia thì đó chỉ là “bài” nhằm gián tiếp thể hiện vai trò “anh cả” của họ lên khu vực mà thôi. Dẫu vậy, các nước Đông Nam Á đang ngày càng trở nên “gần gũi” hơn với Washington trong năm qua. Do đó, chính sách của Trung Quốc gần như tự làm hại chính mình về những lợi ích lâu dài.

Tại sao Trung Quốc lại hành động theo cách đó? Vì nguồn lợi nằm dưới đáy biển được coi là đáng kể và khá quan trọng với sự phát triển trong tương lai của nước này.

Dư luận dân tộc ở Trung Quốc đòi hỏi một lập trường cứng rắn về các vấn đề lãnh thổ, như cuộc xung đột với Nhật Bản về các đảo ở biển Hoa Đông của Trung Quốc gần đây cũng đã thể hiện điều này. Bắc Kinh thực sự tức giận về những nỗ lực của ASEAN để tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ và về những gì được xem như sự không sẵn sàng đàm phán dựa trên các yêu cầu của Trung Quốc.

Ngoài ra những nỗ lực triển khai hải quân ra nước ngoài của Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn bởi năng lực tự chủ trong vấn đề này với Trung Quốc là khá mới mẻ và đang là những bước đi đầu tiên về “tự cường quân sự”.

Trung Quốc đang tự tạo ra thế bị cô lập và tẩy chay trên khắp thế giới.

Ngoại giao non nớt

Nhưng gốc rễ của vấn đề nằm chính xác trong những gì Dương Khiết Trì đã ám chỉ tại Hà Nội. Vì một di sản đã trôi sâu vào quá khứ, Trung Quốc xem vị trí của mình trong khu vực như là độc tôn, xem mình là nước lớn và các nước khác phải ngoan ngoãn đối xử với Trung Quốc theo cách đó. Điều này không loại trừ kể cả trong các cuộc đàm phán có ý nghĩa hay sự tôn trọng chủ quyền của người khác. Có điều Trung Quốc đã không hiểu được một lý lẽ cơ bản: Không thể có một lý do cá biệt nào để họ có thể tự đặt quan điểm và các tuyên bố của mình khác hơn so với những quốc gia khác. Đặc biệt là trong thời gian dài, thái độ này sẽ không phục vụ cho những lợi ích mà Trung Quốc mong muốn có.

Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông thể hiện một quốc gia có ngoại giao vẫn còn rất non nớt và chưa sẵn sàng cho vai trò dẫn đầu trong khu vực. Trung Quốc đã không từ tốn đưa các quốc gia láng giềng vào các vai trò hợp tác về các vấn đề có lợi cho mình và cũng là để thể hiện khả năng “phục vụ”cho lợi ích của người khác theo phương châm “đôi bên cùng có lợi”, nhưng trên thực tế thì Trung Quốc sẽ nắm được những lợi ích cao hơn và cơ bản hơn. Đây là những điều mà Mỹ đã làm với các đồng minh chính của mình sau Thế chiến thứ II, và cơ bản Mỹ đã thành công khi thể hiện vai trò là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất đến các nước trên thế giới cho đến tận ngày nay.

Các lãnh đạo của Trung Quốc đã không làm như vậy, họ bị trói buộc bởi những tham vọng từ quá khứ, từ các lợi ích riêng của mình và các thách thức từ các nước láng giềng, từ Hàn Quốc cho đến Myanmar. Chính sách này sẽ không giúp cho Trung Quốc có được vai trò trong khu vực của mình, chứ chưa đề cập đến vai trò như là cường quốc trên toàn cầu.

Hầu hết các nhà ngoại giao quan trọng của Trung Quốc đều biết “đường lưỡi bò” là một yêu cầu vô nghĩa và không theo bất cứ một quy định nào của luật pháp quốc tế nhưng không một ai tỏ ra là họ hiểu điều này.

Yêu cầu của Trung Quốc trên Biển Đông là không chính xác. Nước này chính thức tuyên bố “chủ quyền theo lịch sử” dựa trên một định nghĩa mơ hồ về một vùng đại dương bao gồm hầu hết các vùng biển phía Nam của nước này. Yêu cầu hoàn trả chủ quyền một vùng biển được khoanh theo hình dạng mà dư luận quốc tế gọi là “đường lưỡi bò” đòi công nhận gần như toàn bộ Biển Đông là thuộc về Trung Quốc. Đây là, nói một cách nhẹ nhàng, một yêu cầu vô nghĩa và không theo bất cứ một quy định nào của luật pháp quốc tế. Hầu hết các nhà ngoại giao quan trọng của Trung Quốc đều hiểu điều này (nhưng thật ngạc nhiên trên thực tế thì gần như không ai tỏ ra là hiểu rõ điều này).

Điều tốt nhất mà Trung Quốc có thể làm bây giờ là nên xác định nhu cầu thực tế của mình. Điều này sẽ bao gồm các điều khoản thực tế liên quan đến chủ quyền quốc gia tốt nhất là chỉ có thể tuyên bố một khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhỏ. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, các đảo nhỏ không thể duy trì sự sống của con người thì sẽ không thuộc quyền lợi nằm trong 200 dặm của đặc quyền kinh tế. Vì vậy, thay vì “quyền” đối với toàn bộ Biển Đông mà Trung quốc nghĩ họ có thể tuyên bố, thì quyền lợi tối đa của họ trên thực tế khiêm tốn hơn nhiều. Bắc Kinh nên tỉnh táo hơn về điều này, và các vùng khác của Trung Quốc cũng nên vậy.

Trong thời gian này, Trung Quốc và các quốc gia khác nên thông qua đề nghị của Indonesia về một bộ quy tắc ứng xử mới trên Biển Đông. Nó kêu gọi sự bình tĩnh để xây dựng các biện pháp cụ thể ngăn ngừa xung đột, bao gồm cả việc giảm các hoạt động quân sự trong khu vực. Vì thế, các quốc gia tranh chấp sẽ có thời gian để xử lý tốt nhất về các xung đột về chủ quyền đối với vùng biển này.

Phan Sương

Infonet

Các tin tức khác

>   Đà Nẵng: Bán đất nghĩa trang cấp cho hội đồng hương? (20/10/2012)

>   3 thầy dạy... 1 trò (19/10/2012)

>   Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám (19/10/2012)

>   Tháng 1/2013 lấy ý kiến nhân dân về sửa Hiến pháp 1992 (19/10/2012)

>   Sông Tranh 2 tích nước: Ngược chỉ đạo của Chính phủ (19/10/2012)

>   Barcelona và Real Madrid “tẩy chay” Trung Quốc (19/10/2012)

>   Google mở cửa trung tâm dữ liệu bí mật (19/10/2012)

>   Hôi tiền rơi tại ngân hàng (18/10/2012)

>   Hải Phòng: Xem xét bồi thường việc thu hồi đầm Sép (18/10/2012)

>   Chủ tịch nước: Sợ trù úm thì đất nước ra sao? (17/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật