Thứ Năm, 27/09/2012 17:37

TS Bùi Kiến Thành: NHNN có thể chỉ đạo cho vay với lãi suất 6-7%

“Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần thể hiện vai trò ngân hàng trung ương (NHTW) bằng cách cho các ngân hàng thương mại (NHTM) vay với lãi suất 3-4% và chỉ đạo NHTM cho doanh nghiệp vay với lãi suất 6-7%”.

Đó là đề xuất của chuyên giá kinh tế TS Bùi Kiến Thành tại hội thảo “Chính sách tiền tệ - Thực trạng và Tác động hỗ trợ doanh nghiệp” tổ chức bởi CTCP Chứng khoán BIDV (BSI) chiều 26/09.

Cụ thể, TS Bùi Kiến Thành cho rằng, lãi suất cho vay trên 10% đã là khó khăn, lãi suất từ 15% trở lên phải nói là “vũ khí hủy diệt hàng loạt” các doanh nghiệp. Hiện nay lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp ở Mỹ chỉ 2-3%, Nhật với 1-2% và 7% là mức cao nhất trong khu vực Đông Á. Do đó, điều cần thiết lúc này là phải đưa lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp xuống dưới 10%.

Tiến sĩ cũng trấn an rằng, đừng lo khi lãi suất hạ người dân sẽ không còn gửi tiền vào ngân hàng, mà hãy nghĩ tiền sẽ chảy vào theo hướng khác. NHTW là cơ quan điều tiết, nếu nền kinh tế không có đủ tiền, NHTW cần cung ứng đầy đủ lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

“Khi lãi suất giảm, người dân rút tiền ra mua vàng, mua nhà. Còn người bán vàng, bán nhà để đảm bảo an toàn sẽ tự động đem tiền đi gửi ngân hàng, chứ đừng khuyến khích dân chúng gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất cao, đây là một kênh đầu tư thụ động”, TS Thành nhấn mạnh. Lãi suất cao tạo khó khăn cho doanh nghiệp, không tạo thêm công ăn việc làm, nhu nhập nhân công bị cắt giảm, dẫn đến sức tiêu thụ thấp, hàng tồn kho ngày càng cao.

Một số người lại lo ngại khi lãi suất xuống thấp sẽ khó thu hút được kiều hối, đó là chưa kể NHNN lấy tiền đâu để cho NHTM vay trong khi Chính phủ còn phải đi vay với lãi suất 11-12%.

TS Thành giải thích: “Tiền của Chính phủ là tiền để chi tiêu, còn tiền của NHNN là tiền để cấp cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nên dòng tiền đó sớm muộn sẽ trở lại với NHNN. Kiều hối gửi về cũng không phải để gửi tiết kiệm hưởng lãi suất mà chủ yếu là tạo nguồn vốn để đầu tư, kinh doanh và cải thiện cuộc sống”.

Còn về nợ xấu và lạm phát, TS Thành đề xuất khi cho doanh nghiệp vay, ngân hàng có thể trích ra khoảng 2% để lập quỹ dự phòng. Còn khi NHTW bơm tiền ra thị trường với lãi suất thấp cần phải có định hướng rõ ràng, đồng thời chỉ đạo các NHTM vay dựa trên những dự án khả thi, giải ngân theo tiến độ dự án mà NHTM có trách nhiệm giám định cho tốt để đẩy lùi nguy cơ lạm phát quay trở lại.

Cuối cùng, TS Bùi Kiến Thành kết luận biện pháp hạ lãi suất này là hoàn toàn khả thi và cần sớm được áp dụng để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Hoàng Phương (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ OCB (28/09/2012)

>   Giá USD ngân hàng chạm 20.900 đồng (27/09/2012)

>   VietABank: Tập đoàn Việt Phương “soán ngôi” Chủ tịch từ S.J.C (27/09/2012)

>   Nợ xấu – mua bán chậm một phần do cơ chế? (27/09/2012)

>   Âm thầm vượt trần lãi suất (27/09/2012)

>   CEO Hong Leong Bank: 'Ngân hàng ngoại nhìn thấy cơ hội rất lớn tại Việt Nam' (27/09/2012)

>   Cơ chế thị trường: Đơn giản hóa việc xử lý nợ xấu (27/09/2012)

>   Các ngân hàng mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp (26/09/2012)

>   S&P nâng xếp hạng tín nhiệm VCB, Sacombank, TCB; giữ nguyên BIDV và Vietinbank (26/09/2012)

>   Lại đua lãi suất? (26/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật