Thứ Năm, 13/09/2012 13:27

Thông tư 21: Kiểm soát dòng vốn thị trường 2

NHNN vừa ban hành văn bản (số 5645) hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ cho vay, đi vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá (GTCG) giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) theo Thông tư 21 có hiệu lực từ tháng 9-2012.

Theo đó, siết chặt hoạt động cho vay trên thị trường liên NH (thị trường 2) giữa các NHTM với nhau. Nhiều NHTM cho rằng Thông tư 21 sẽ làm chi phí vốn tăng lên trong bối cảnh tín dụng vẫn tăng trưởng khá ì ạch.

Minh bạch dòng vốn

Theo Thông tư 21 của NHNN, hình thức tiền gửi giữa các NHTM được chuyển thành tiền vay, nên Văn bản 5645 yêu cầu các NHTM bán có kỳ hạn GTCG không được ghi giảm giá trị GTCG đang phản ánh trên khoản mục chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư, mà hạch toán như khoản đi vay NHTM khác.

Thông tư 21 chỉ rõ hoạt động cho vay trên thị trường 2 đầy rủi ro, nên yêu cầu các NHTM phải thực hiện quy trình thẩm định, giám sát chặt chẽ. Hiện nay hầu hết NHTM đều ủng hộ việc lập lại trật tự thị trường 2. Thông tư 21 còn áp dụng chung cho các chi nhánh NH nước ngoài, không phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập hay trực thuộc. Theo đó, các chi nhánh NH nước ngoài cùng NH mẹ không được thực hiện hình thức gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn, mà phải chuyển sang hình thức cho vay lẫn nhau.

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia NH

Tương ứng NHTM mua có kỳ hạn GTCG hạch toán như khoản vay NHTM khác. Vì vậy, NHTM phải thực hiện kế toán phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay và mua có kỳ hạn GTCG của NH khác.

Những quy định trên nhằm giúp hoạt động cho vay trên thị trường 2 minh bạch hơn, từ đó NHNN giám sát được và bản thân các NHTM quản lý được vốn vay trên thị trường 2 một cách an toàn; đồng thời tránh được tình trạng các NHTM không minh bạch, nhập nhằng trong hạch toán, dẫn đến việc nhiều NH cho vay trên thị trường 2 số tiền rất lớn nhưng trong báo cáo tài chính lại rất thấp.

Thông tư 21 còn quy định thời hạn mua, bán có kỳ hạn GTCG dưới 1 năm và cho vay trên thị trường liên NH phải kiểm soát được mục đích vay của nhau.

Theo đó, thị trường 2 chỉ là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn và việc quy trách nhiệm bên cho vay phải kiểm soát mục đích vay để giải quyết thanh khoản ngắn hạn, cấm các NH sử dụng vốn vay để cho vay trên thị trường dân cư hay cho NH khác vay, hoặc thực hiện các mục tiêu đầu tư hay thâu tóm…

Như vậy, việc siết chặt thị trường 2 sẽ giúp NHNN quản lý tốt hơn dòng vốn luân chuyển giữa các NHTM, từ đó hạn chế tình trạng vốn tín dụng chảy vào những lĩnh vực rủi ro nhạy cảm, gây bất ổn hệ thống.

Có thể kiện ra tòa

Nhiều ý kiến cho rằng NHTM cho vay trên thị trường 2 sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát mục đích vay của NH vay. Do vậy, đại diện BIDV đề nghị NHNN thiết lập kênh cung cấp thông tin các NHTM không đủ điều kiện đi vay, đang có nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên, hoặc đang bị NHNN hạn chế, tạm đình chỉ thực hiện giao dịch liên NH… để bên cho vay biết trước khi ra quyết định cho vay.

NHTM cũng lo ngại việc giải quyết hậu quả khi cho vay các NH khác không đủ điều kiện theo quy định, liệu giao dịch đó có được coi là vô hiệu theo quy định tại Điều 128 của Luật Dân sự? Trả lời vấn đề này, NHNN cho biết không có trách nhiệm cung cấp các thông tin về các NHTM không đủ điều kiện đi vay.

Các NHTM cho vay có thể bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc yêu cầu đối tác cam kết trách nhiệm trong việc cung cấp chính xác thông tin tại hợp đồng cho vay, mua bán kỳ hạn GTCG. Trường hợp xảy ra tranh chấp, nếu các bên không thương lượng giải quyết được có thể khởi kiện ra tòa.

Bên cạnh đó, nhiều NHTM cho rằng việc chuyển hình thức tiền gửi thành tiền vay sẽ làm ảnh hưởng đến việc quản lý khả năng chi trả của các NHTM. Bởi theo Thông tư 13, tỷ lệ khả năng chi trả của các NHTM là giá trị của tổng tài sản có thanh toán ngay và tổng tài sản có đến hạn thanh toán trong 7 ngày, bao gồm số dư tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi các kỳ hạn tại các TCTD khác mà không có quy định số dư các khoản cho vay các TCTD khác.

Về vấn đề này, đòi hỏi NHNN phải rà soát lại các nội dung quy định liên quan đến hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi lẫn nhau tại Thông tư 13 để sửa đổi Thông tư 21 cho phù hợp, tránh sự chồng chéo trong quy định, gây khó cho các NHTM.

Theo một phó tổng giám đốc NHTM, việc cho vay trên thị trường 2 đã được kiểm soát chặt chẽ mục đích vay từ tháng 9 khiến lãi suất liên NH tiếp tục giảm mạnh, các NHTM không còn cơ hội kiếm lợi nhuận cao trên thị trường 2 như trước. Điều này đang gây áp lực buộc các NHTM thừa vốn phải giảm lãi suất cho vay trên thị trường dân cư (thị trường 1) để bơm vốn ra nhằm gia tăng lợi nhuận.

Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi gần đây nhiều NHTM đưa ra các gói lãi suất cho vay còn rẻ hơn trần lãi suất huy động 9%/năm để kích cầu tín dụng.

Thanh Thiên

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Đức, Anh căng thẳng với đề xuất liên minh ngân hàng (13/09/2012)

>   Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn có xu hướng giảm (13/09/2012)

>   Vẫn còn dư địa hạ lãi suất (13/09/2012)

>   Ngân hàng gom vốn (13/09/2012)

>   Rủi ro đạo đức: 'Bệnh ung thư' của ngân hàng (13/09/2012)

>   Tỉ giá cuối năm: Tăng nhiều hay ít? (12/09/2012)

>   Từ sự cố ACB, nhìn về bảo hiểm tiền gửi (12/09/2012)

>   Bất thường nguồn vốn ngân hàng (12/09/2012)

>   DN bảo hiểm chỉ được gửi tiền ở ngân hàng nhóm 1+ 2 (12/09/2012)

>   Sáp nhập ngân hàng: Những vấn đề cần bàn thêm (12/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật