Thứ Ba, 18/09/2012 14:47

Sự thật khắc nghiệt về tăng trưởng toàn cầu

Kinh tế của những nước thu nhập cao trên thế giới đang gặp khó khăn, phần lớn liên quan đến tăng trưởng và việc làm, và rối ren giờ đây dần lan sang nhóm các nước đang phát triển. Những nhân tố nào là nền tảng của tình trạng rối rắm này, và chính sách ứng phó phù hợp như thế nào? Michael Spence, giải Nobel Kinh tế 2001 và hiện là chủ tịch ủy ban Tăng trưởng và phát triển toàn cầu, đã thử đưa ra câu trả lời trên trang mạng Project Syndicate.

Hoàn nợ và thâm hụt

Nhân tố chủ yếu đầu tiên là vấn đề hoàn nợ và tình trạng thâm hụt phát sinh trong tổng cầu. Từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2008, sau khi tăng cầu với vay nợ và tiêu dùng quá mức, một số nước phát triển phải điều chỉnh cân bằng thu chi cả khu vực công và tư nhân, công việc mất thời gian nhưng vẫn làm tình hình tăng trưởng và việc làm kém hơn.

Khu vực phi thương mại của bất cứ nền kinh tế tiên tiến nào đều lớn (chiếm khoảng hai phần ba tổng hoạt động kinh tế). Đối với khu vực lớn này, không có cái thay thế nhu cầu nội địa. Khu vực thương mại có thể chịu trách nhiệm gây ra một số thâm hụt, nhưng lại không chiếm tỷ trọng đủ lớn để bù đắp. Về nguyên tắc, các chính phủ có thể lấp đầy khoảng cách giữa hai bộ phận, nhưng nợ cao (và đang tăng) kiềm chế khả năng điều chỉnh này (kiềm chế thế nào cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi).

Điểm mấu chốt là hoàn nợ sẽ bảo đảm tăng trưởng nhiều nhất sẽ ở mức bình thường trong ngắn và trung hạn. Nếu châu Âu yếu kém, hay Mỹ gặp bế tắc trong giải quyết “căng thẳng tài khóa” (fiscal cliff) vào đầu năm 2013 (khi hết hạn cắt giảm thuế và tự động cắt giảm chi tiêu), một đợt suy thoái lớn sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn.

Thiếu thốn đầu tư

Nhân tố thứ hai làm nền tảng cho những rắc rối ngày nay liên quan đầu tư. Tăng trưởng về lâu dài đòi hỏi đầu tư của cá nhân (đầu tư cho giáo dục và kỹ năng), của các chính phủ, và khu vực tư nhân. Tình trạng thiếu thốn đầu tư cuối cùng sẽ kéo chậm đà tăng trưởng và giảm cơ hội việc làm. Sự thật khắc nghiệt là mặt trái của mô hình tăng trưởng nhờ tiêu dùng, vốn chiếm ưu thế trước khủng hoảng, lại là đầu tư không đầy đủ, nhất là bên phía khu vực công.

Nếu thực hiện tái cân bằng tài chính một phần bằng cách cắt giảm đầu tư, thì tăng trưởng trong trung và dài hạn sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến cơ hội việc làm cho lao động trẻ ít hơn. Mặt khác, hỗ trợ đầu tư phải trả giá tức khắc: làm tiêu dùng chậm lại.

Nhưng tiêu dùng của ai? Nếu hầu như mọi người đều đồng ý là cần đầu tư nhiều hơn để nâng cao và hỗ trợ tăng trưởng, nhưng phần lớn lại tin rằng một ai khác nên trả giá, thì đầu tư sẽ phải nhường chỗ cho một tình trạng bế tắc về chia sẻ gánh nặng – được phản ánh qua chính trường, quyết định chọn lựa của cử tri, và thực hiện các biện pháp ổn định tài chính.

Vấn đề trung tâm là thuế. Nếu tăng đầu tư khu vực công mà không tăng thuế, cắt giảm ngân sách để tránh tăng nợ không bền vững sẽ nhiều hơn nhưng không hợp lý.

Thách thức khó khăn nhất liên quan sự phân phối lợi ích tăng trưởng. Đây là một thách thức từ lâu đời không được giải quyết, đã trở lại ít nhất là hai thập niên trước khủng hoảng và giờ đây đe dọa sự cố kết xã hội,.nhất là ở Mỹ.

Đối với tầng lớp trung lưu trong phần lớn các nước tiên tiến, tăng trưởng thu nhập trì trệ và cơ hội việc làm giảm sút, nhất là trong khu vực thương mại của nền kinh tế. Tỷ lệ thu nhập đưa vào vốn đang tăng lên với cái giá của lao động. Riêng ở Mỹ, tạo ra việc làm không cân xứng trong khu vực phi thương mại.

Những xu hướng này phản ánh một sự kết hợp sức mạnh của thị trường công nghệ và toàn cầu trong hai thập niên qua. Về mặt công nghệ, các sáng kiến tiết kiệm lao động trong xử lý thông tin mạng và tự động hóa các giao dịch đã phá hủy mối quan hệ giữa tăng trưởng và tạo việc làm trong cả khu vực thương mại và phi thương mại.

Trong khu vực thương mại của các nền kinh tế tiên tiến, tự động hóa sản xuất – kể cả mở rộng năng lực của robot và chẳng hạn, sắp tới là công nghệ in 3 – tổng hợp sức lao động của hàng triệu nhân công trong những dây chuyền cung cấp toàn cầu để hạn chế tăng trưởng việc làm. Các công ty đa quốc gia có khả năng phân hủy những dây chuyền cung cấp toàn cầu này về chức năng và địa lý, và sau đó tổng hợp lại với chi phí giao dịch thấp hơn bao giờ hết, loại bỏ nỗ lực bảo vệ thị trường lao động vốn trước đây thường do cạnh tranh địa phương.

Thách thức này đặc biệt khó khăn, bởi vì chính sách kinh tế không tập trung chủ yếu vào các xu hướng phân phối đối nghịch xuất phát từ thay đổi tác động của thị trường toàn cầu. Và phân phối thu nhập trong các nền kinh tế tiên tiến, vốn có thể phụ thuộc những lực lượng tương tự trong thị trường công nghệ toàn cầu nhưng thực tế lại rất khác, chứng tỏ rằng một sự kết hợp giữa các chính sách xã hội và thay đổi các tiêu chuẩn xã hội có ảnh hưởng đến phân phối. Cho dù lý thuyết đánh thuế thu nhập tối ưu trực tiếp giải quyết sự cân bằng giữa động cơ hiệu suất và kết quả phân phối, trạng thái cân bằng thích hợp vẫn còn lâu mới đạt được.

Một cán cân thanh toán lành mạnh có thể có ích, bởi vì một phần thu nhập chảy vào vốn sẽ dành cho đất nước. Nhưng, ngoại trừ Trung Quốc, tình hình tài chính khắp thế giới hiện đang yếu kém. Do đó, hoàn nợ rõ ràng vẫn là vấn đề ưu tiên trong một loạt các nước, làm giảm đà tăng trưởng với những biện pháp tài chính đối phó bị hạn chế bởi nợ công và thâm hụt cao hay đang tăng. Cho đến nay, vẫn ít bằng chứng cho thấy các chính khách, các nhà làm chính sách, và có lẽ là cả công chúng, sẵn lòng giảm bớt mức tiêu dùng hiện tại theo hướng đóng thuế để tạo cơ hội mở rộng đầu tư cho tăng trưởng.

Thực ra, dưới áp lực tài chính, điều trái ngược có thể xảy ra hơn. Ví dụ như ở Mỹ, ít có biện pháp xử lý vấn đề phân phối nằm trong chương trình vận động tranh cử của đảng phái nào, cho dù chỉ để thuyết phục điều ngược lại.

Trong chừng mức là điều này đúng ở những nền kinh tế tiên tiến khác, nền kinh tế toàn cầu cũng đối mặt với thời kỳ tăng trưởng chậm trong nhiều năm, với nguy cơ sa sút thêm nữa do tình trạng bế tắc chính sách và những sai lầm ở Mỹ, châu Âu, và những nơi khác. Kịch bản này hàm ý tăng trưởng chậm hơn – có lẽ chậm hơn 1-1,5 điểm phần trăm – trong các nước đang phát triển, kể cả Trung Quốc, và với rủi ro suy thoái nhiều hơn.

Võ Phương (PROJECT SYNDICATE)

Sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Các tỷ phú Trung Quốc mất 1/3 tài sản trong một năm (18/09/2012)

>   Quốc gia nào có tăng trưởng 2012 tồi tệ hơn Đại suy thoái? (18/09/2012)

>   Hàng trăm tỷ USD có thể chảy khỏi các nhà băng Thụy Sỹ (18/09/2012)

>   Nga bán 7,6% cổ phần của NH lớn nhất nước (18/09/2012)

>   Chậm cải cách, Eurozone đuối sức đường dài (17/09/2012)

>   Ngân hàng trung ương Ấn Độ giữ nguyên lãi suất (17/09/2012)

>   Rút khỏi Eurozone không phải lựa chọn của Hy Lạp (17/09/2012)

>   Kinh tế Hàn Quốc có thể chỉ đạt tăng trưởng 2,5% (17/09/2012)

>   Alliance Boots mua cổ phần công ty dược Trung Quốc (17/09/2012)

>   Trái phiếu ở các nước mới nổi hấp dẫn giới đầu tư (17/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật