Thứ Hai, 17/09/2012 17:00

Chậm cải cách, Eurozone đuối sức đường dài

Khu vực đồng euro (Eurozone) cuối cùng đang tiến hành gấp rút việc thiết lập một mạng lưới an toàn cho đồng tiền chung duy nhất. Khu vực này đang nỗ lực để có được nhiều cải thiện trong việc điều chỉnh sự mất cân bằng kinh tế, mà trước mắt đang cần một chương trình giải cứu.

Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã hỗ trợ khu vực với một chương trình mua trái phiếu tại thị trường thứ cấp của những quốc gia như là Tây Ban Nha, khi các thị trường này bị các nhà đầu tư quay lưng. Và một cơ chế ổn định cho châu Âu đang được lập ra để mua các khoản nợ khi các khoản này được đấu giá, sau khi Đức phê duyệt việc thành lập một quỹ giải cứu thường trực. Áp lực thị trường ngay lập tức đã được giảm xuống.

Tuy nhiên, cuộc họp các bộ trưởng tài chính châu Âu ở Cyprus cuối tuần trước đã khiến cho dư luận lo ngại. Triển vọng kinh tế vẫn còn ảm đạm: sản lượng của Eurozone vẫn đang giảm, các dự báo cho năm 2013 đang bị hạ xuống và những cải cách cần thiết để tăng năng suất và khả năng cạnh tranh dài hạn gần như thiếu vắng.

"Việc thực hiện các cải cách một cách có hệ thống để khiến cho nền kinh tế trở nên cạnh tranh hơn đang trở nên khó khăn hơn khi mà chúng ta vẫn đang trong tình trạng suy thoái. Khủng hoảng tín dụng đang xảy ra và niềm tin kinh doanh đang ngày càng đi xuống", ông Riccardo Barbieri, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu tại Mizuho ở London cho biết.

Trong tuần trước, Bồ Đào Nha đã từ bỏ hy vọng rằng, 2013 sẽ là một năm phục hồi cho nền kinh tế nước này. Hiện tại, quốc gia này dự kiến sẽ giảm GDP khoảng 1% sau mức giảm 3% trong năm nay, trong khi 2 viện nghiên cứu lớn nhất nước Đức cũng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của họ cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện nay.

Thậm chí, nếu mọi thứ đều trông đợi vào nửa cuối năm tới, thì mức sản lượng vào cuối năm 2014 vẫn sẽ thấp hơn so với khi suy thoái bắt đầu trong quý đầu tiên của năm 2008, theo dự đoán của các nhà kinh tế tại Jefferies.

Không thể phủ nhận là khu vực đồng Euro đang tiến bộ trong việc giải quyết sự mất cân bằng thương mại giữa chủ nợ phía Bắc và con nợ phía Nam trong suốt những năm tín dụng giá rẻ và dễ dàng.

Chẳng hạn, thâm hụt thương mại của Bồ Đào Nha đã ở mức thấp nhất kể từ giữa những năm 1980 do xuất khẩu tăng mạnh. Thặng dư dịch vụ của Bồ Đào Nha đang ở mức cao kỷ lục.

Nhưng Antoine Demongeot, một nhà kinh tế tại Goldman Sachs cho biết, nguyên nhân chính không nằm ở những cải thiện trong khả năng cạnh tranh mà ở nhu cầu trong nước suy yếu. Nhập khẩu sụt giảm bởi chính sách thắt lưng buộc bụng và các hộ gia đình giảm bớt các khoản nợ.

"Để cho khu vực đồng tiền chung trở nên bền vững, việc điều chỉnh sự mất cân đối cơ bản nên được thực hiện một cách tự nhiên và trong trung hạn, hơn là chỉ đơn thuần phản ứng theo chu kỳ", Demongeot cho biết trong một báo cáo.

Với quá nhiều sự thiếu hụt trong nền kinh tế của Eurozone, được thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục 11,3%, thì có lẽ sẽ là một bất ngờ rằng, lạm phát đang không thấp hơn so với mức 2,6% trong tháng 8.

Tiêu dùng về thực phẩm và dầu là một phần nguyên nhân. Nếu không tính đến 2 yếu tố này, lạm phát là 1,7% trong tháng 7. Thuế gián tiếp tăng đã buộc nhiều chính phủ cần phải cân bằng sổ sách, việc cũng đã khiến cho lạm phát tăng lên.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho biết, sự tăng lên của lạm phát là một góc khác phản ánh thiếu sót về cấu trúc của châu Âu – các quy định về giá cả quá mức, pháp luật về lao động không linh hoạt và khả năng cạnh tranh không đủ bởi các quy tắc đang ngăn chặn người mới tham gia trong nhiều lĩnh vực.

Tại Hy Lạp, cuối năm nay, nền kinh tế này sẽ bị suy giảm hơn 20% kể từ khi suy thoái bắt đầu, nhưng lạm phát giá tiêu dùng đã tăng 1,7% tính đến tháng 8.

Dimitris Drakopoulos, một nhà kinh tế tại Nomura ở London cho biết, chỉ số tổng sản phẩm quốc nội của Hy Lạp, thước đo rộng nhất của lạm phát, đã giảm 0,5% trong quý thứ hai. Chi phí lao động cũng đang giảm theo.

"Tiền lương không tăng nữa, một sự sụt giảm trong tiền lương đã bắt đầu tăng tốc trong năm nay”, ông này cho biết.

Điều đó cho thấy, các công ty đang bảo vệ lợi nhuận của họ hơn là đẩy mức giá xuống thấp hơn để có thể kích thích nhu cầu trong nước và thu hút thêm nhiều khách du lịch nước ngoài.

Câu trả lời cho tình hình có thể là các công ty đang ở trong một tình hình tài chính cực kỳ căng thẳng sau sự suy giảm đáng kể trong sản lượng và vì vậy, họ muốn bảo tồn nguồn thu lợi của mình", ông Darvas Zsolt, một nhà nghiên cứu tại Bruegel cho biết.

Hợp Trang

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Ngân hàng trung ương Ấn Độ giữ nguyên lãi suất (17/09/2012)

>   Rút khỏi Eurozone không phải lựa chọn của Hy Lạp (17/09/2012)

>   Kinh tế Hàn Quốc có thể chỉ đạt tăng trưởng 2,5% (17/09/2012)

>   Alliance Boots mua cổ phần công ty dược Trung Quốc (17/09/2012)

>   Trái phiếu ở các nước mới nổi hấp dẫn giới đầu tư (17/09/2012)

>   Trung Quốc định mua lại một số ngân hàng châu Âu (17/09/2012)

>   Ngân hàng JPMorgan bị điều tra rửa tiền (17/09/2012)

>   Egan-Jones tiếp tục hạ bậc tín nhiệm Mỹ (16/09/2012)

>   Ấn Độ thông qua dự thảo kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (16/09/2012)

>   EU sẽ cấp cho Ai Cập khoản cứu trợ hơn một tỷ euro (16/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật