Thứ Tư, 19/09/2012 22:51

Rủi ro vĩ mô vẫn còn thách thức

Lạm phát của Việt Nam được dự báo khoảng 7,5- 8% vào cuối năm nay, theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.

Ông Thành đưa ra dự báo này tại hội thảo công bố nghiên cứu mang tên “Nền kinh tế trước thử thách tái cơ cấu” do Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức ngày 20-9 tại Hà Nội.

Dự báo của ông Thành đưa ra trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng CPI của Hà Nội đã tăng tới 2,47% trong tháng 9 so với tháng 8, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Như vậy, bình quân 9 tháng CPI ở Hà Nội đã tăng 9,24% so với cùng kỳ năm 2011. Ông ước tính, lạm phát sẽ xấp xỉ khoảng 1%/tháng trong thời gian còn lại của năm nay.

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Thành nhận xét, để ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở mức thấp cần đặt ra cách điều hành kinh tế của Chính phủ.

Về chính sách tài khóa, ông cho rằng, không nên giải ngân vốn quá dồn dập vốn đầu tư phát triển được tính toán vào khoảng 23 ngàn tỉ đồng/tháng trong mấy tháng cuối năm nay, dù theo kế hoạch.

Về chính sách tiền tệ, ông nói, tăng trưởng tín dụng sẽ không cao, chỉ khoảng 6% vào cuối năm, tức thấp hơn mục tiêu 8- 10% của Ngân hàng Nhà nước. “Chính sách tiền tệ tác động vào lạm phát sẽ không nhiều”, ông nói.

Ông ước tính, tổng đầu tư toàn xã hội ước tính cho năm khoảng 33- 34%, là mức thấp so với vài năm trở lại đây.

Theo báo cáo của VEPR, kinh tế Việt Nam lâm vào suy giảm hiện nay bắt nguồn từ cơ cấu kinh tế lạc hậu.

Ông Nguyễn Đức Thành, trưởng nhóm báo cáo, nhận xét nợ xấu của các ngân hàng có thể lên tới 7-8%, thậm chí trên 10%, tức khoảng 300.000 tỉ đồng trong năm 2012.

Trong số đó, tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước rất cao, ước tính tới 70% nợ xấu ngân hàng thương mại.

“Đây là rủi ro lớn nhất hiện nay vì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng không theo thông lệ quốc tế,” ông nói.

Bên cạnh đó, đầu tư công của nhà nước trong suốt giai đoạn qua rất lớn, bằng cách chính phủ phát hành trái phiếu khiến cho nguồn tín dụng thương mại ít đi, mặt bằng lãi suất tăng và khó có thể hạ theo mong muốn của Ngân hàng Nhà nước, ông Thành phân tích.

Ngoài ra, theo báo cáo VEPR, khu vực DNNN vẫn còn rất lớn củaViệt Nam và thường là đơn vị được nhà nước lựa chọn để thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng làm khuếch đại sự chèn ép của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân.

“Đầu tư công có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra lạm phát cao và bất ổn nền kinh tế. Hơn nữa, nó chèn ép đầu tư tư nhân”, ông nói.

Báo cáo cho biết, vốn sản xuất được tích lũy với tốc độ cao, trung bình 12,7%/năm trong giai đoạn 1991-2011, tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn suy giảm nhanh. Hệ số ICOR tăng từ 4,89% (2000-2005) lên 7,43% (2006-2010).

Tư Hoàng

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Phòng chống tham nhũng: Vẫn kiến nghị nhiều, xử lý ít (19/09/2012)

>   Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 2,47% (19/09/2012)

>   FDI lĩnh vực viễn thông di động: Vốn ngoại yếu thế (19/09/2012)

>   Tái cơ cấu: Nút thắt lớn nhất là vấn đề tư duy (19/09/2012)

>   Hà Nội: CPI tháng 9 tăng tới 2,47% so với tháng 8 (18/09/2012)

>   Bộ trưởng Đức gốc Việt ủng hộ Việt Nam - EU đẩy mạnh hợp tác (17/09/2012)

>   Kinh tế Hà Nội tăng trưởng gần 8% trong 9 tháng (17/09/2012)

>   Bộ trưởng Philipp Roesler: Việt Nam là thị trường quan trọng của Đức (17/09/2012)

>   Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam (15/09/2012)

>   Lạm phát bào mòn sản xuất công nghiệp (15/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật