Thứ Hai, 24/09/2012 11:03

Nguy cơ đình lạm

Vào thời điểm bài báo này lên khuôn, Tổng cục Thống kê vẫn chưa chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2012 so với tháng trước của cả nước, nhưng nhìn vào mức tăng tốc của CPI ở Hà Nội (2,47%) và TP.HCM (1,21%), có thể dự đoán, chỉ số này sẽ không dưới 1%, thậm chí có thể lên tới 1,5%. Chưa thật rõ ràng, song có thể nhìn thấy nguy cơ đình lạm trong năm tới.

Thực ra thì nỗi lo đình lạm, căn bệnh được cho là khó chữa hơn nhiều so với lạm phát và vòng sau của nó, sẽ tiếp tục là lạm phát ở mức cao, đã được đặt ra ngay từ cuối năm 2011. Tuy nhiên, tới thời điểm này, có thể khẳng định là sẽ không xảy ra. Bởi lạm phát năm nay chắc chắn sẽ ở mức dưới 1 con số, còn tăng trưởng kinh tế sẽ vào khoảng 5,2 - 5,5%.

Nhưng với CPI tháng 9 tăng cao và theo thông lệ, sẽ tiếp tục tăng cao trong những tháng cuối năm, thì có lý do để lo ngại cho lạm phát của năm sau, ít nhất là trong quý đầu năm. Hơn thế, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng đã từng tính toán, nếu lạm phát bình quân trong 4 tháng cuối năm vượt 1%, thì lạm phát 4 tháng cuối năm tính bình quân theo năm sẽ là 2 con số.

Cũng là một dấu hiệu không tốt cho lạm phát năm sau, nhất là khi nhiều dấu hiệu cho thấy, với giá điện, xăng dầu, giá lương thực có thể sẽ tăng cao trong thời gian tới, thì giá cả hàng hóa trên thị trường sẽ chịu tác động không nhỏ.

Câu chuyện còn đáng bàn ở một lẽ rằng, trong khi tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 20/8 chỉ tăng 1,4%, thì việc lạm phát đột ngột tăng trở lại là điều đáng lo ngại. Có thể nhìn thấy dấu hiệu của lạm phát do chi phí đẩy, đình đốn sản xuất, chứ không phải do yếu tố tiền tệ, như thường thấy ở Việt Nam.

Con số mà Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy, trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 134 triệu USD, chứ không phải là nhập siêu 62 triệu USD như các ước tính trước đó. Đây là điều chưa từng xảy ra trong nhiều năm gần đây và điều đó cũng cho thấy rằng, sản xuất trong nước đã và đang thực sự suy giảm.

Do độ trễ chính sách, nhìn vào tốc độ tăng trưởng tín dụng và nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất 8 tháng đầu năm, không thể không lo cho sản xuất những tháng cuối năm và đầu năm sau. Hàng tồn kho hiện vẫn còn rất cao, nhưng khi mà sản xuất bị thu hẹp, bị đình trệ trong một thời gian dài, thì hệ quả của nó là ở vào một thời điểm nào đó, thay vì thu hẹp tổng cầu như hiện nay, sẽ là thu hẹp tổng cung. Khi ấy, tình trạng đình lạm có thể sẽ xuất hiện.

Chính phủ đã tiếp tục gửi đi thông điệp về việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong năm 2013, với mục tiêu ban đầu là tăng trưởng kinh tế khoảng 6%, còn lạm phát dưới 7%. Với quyết tâm này và nếu mục tiêu này trở thành sự thực, tuy kinh tế tiếp tục khó khăn, song sẽ không có chuyện đình lạm xảy ra.

Cũng đã từng có câu hỏi về việc liệu có khả năng xảy ra đình lạm ở Việt Nam hay không và câu trả lời của không ít chuyên gia kinh tế là không. Nhưng nhìn vào diễn biến hiện tại của nền kinh tế, không thể không nhắc tới nguy cơ có thể xảy ra. Và đó là một lời cảnh báo sớm cho các nhà hoạch định chính sách trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Nguyên Đức

Đầu tư

Các tin tức khác

>   CPI cả nước tháng 9 tăng 2.2% (24/09/2012)

>   Đón vốn từ Nhật (24/09/2012)

>   Nơm nớp lo tăng giá cuối năm (23/09/2012)

>   TPHCM: Thời điểm “nước rút” hoàn thành kế hoạch 2012 (23/09/2012)

>   Tổng sản phẩm nội địa thủ đô Hà Nội đã tăng 7,9% (22/09/2012)

>   Rào cản đầu tư vốn tư nhân (22/09/2012)

>   Doanh nghiệp mệt mỏi với chính sách thay đổi (22/09/2012)

>   “Quá tay” với lạm phát? (21/09/2012)

>   Nhiều chỉ tiêu kinh tế khó đạt (21/09/2012)

>   Việt Nam phải cạnh tranh hơn trong thu hút vốn đầu tư (21/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật