Thứ Sáu, 28/09/2012 17:48

Ngân hàng ngại cho vay tiêu dùng?

Dù rủng rỉnh đồng vốn cho vay tiêu dùng, mua, sửa chữa nhà, nhưng để hạn chế tối đa rủi ro, các nhà băng đòi hỏi khách hàng phải có tài sản thế chấp. Với hình thức cho vay tín chấp, các ngân hàng chọn lọc khá kỹ khi trao vốn.

 
 Nhiều ngân hàng còn dư “room” cho vay tiêu dùng

Chẳng hạn, ACB đang dành khoản vốn rất lớn cho vay tiêu dùng, mua nhà với lãi suất tương đối cạnh tranh. Tuy nhiên, với tín dụng tín chấp, ACB chỉ dành cho khách hàng thân thiết. Theo đó, khách hàng cá nhân đã tham gia nhóm sản phẩm cho vay tín chấp tại ACB gồm các sản phẩm cho vay hỗ trợ tiêu dùng tín chấp, thấu chi tín chấp và thẻ tín dụng tín chấp có thể tiếp tục vay tín chấp mới tại ACB. Số tiền vay được căn cứ trên thu nhập từ lương hàng tháng và nhu cầu về vốn của khách hàng, khoảng 12 lần thu nhập, hạn mức cho vay lên đến 500 triệu đồng.

Theo lãnh đạo Khối khách hàng cá nhân của ACB, sở dĩ Ngân hàng có sự chọn lọc trong việc phát triển tín dụng tín chấp là do đây là sản phẩm tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro.

Tương tự, tại Vietcombank, theo một cán bộ Khối khách hàng cá nhân tại TP. HCM, hiện bên cạnh cho vay thế chấp, Ngân hàng vẫn triển khai sản phẩm cho vay tín chấp cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng cũng như vay sửa chữa nhà… Tuy nhiên, VCB cũng chỉ cấp tín dụng cho khách hàng ở vị trí là trưởng, phó phòng của các doanh nghiệp. Đồng thời, hạn mức vốn cấp cũng tương đối hạn chế (bằng 12 lần thu nhập của khách hàng). Lãi suất cho vay tín chấp cũng cao hơn mức lãi suất cho vay thế chấp áp dụng đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn mua, sửa chữa nhà (12%/năm với kỳ hạn ngắn và 14 -15%/năm với vay trung, dài hạn).

“Trước bối cảnh thị trường khó khăn hiện nay, cho vay thế chấp rủi ro cũng gia tăng, thì không thể đẩy mạnh cho vay tín chấp đại trà”, vị cán bộ trên nói và cho biết, hiện tình hình giải ngân vốn đối với Khối khách hàng cá nhân còn khá chậm, cho dù lãi suất dần được điều chỉnh và chỉ áp dụng mức 12%/năm trong năm đầu tiên kể từ khi khách hàng giải ngân vốn.

Tổng giám đốc DongA Bank, ông Trần Phương Bình cho rằng, để kích cầu trong bối cảnh hiện nay, có thể gia tăng cho vay tiêu dùng. Các ngân hàng cũng đang còn nhiều dư địa cho vay tiêu dùng khi tỷ lệ “room” tín dụng cho phép đối với tín dụng ở lĩnh vực không khuyến khích chưa sửa dụng hết. Với DongA Bank, bên cạnh sản phẩm cho vay thế chấp, Ngân hàng cũng triển khai cho vay tiêu dùng tín chấp. Nhưng cho vay tín chấp có phần hạn chế và chọn lọc kỹ khách hàng để giảm thiểu tối đa rủi ro nợ khó đòi.

Nếu như trước đây, tín dụng tín chấp là sản phẩm được nhiều nhà băng triển khai, thì nay, họ đã tỏ ra thận trọng hơn, thậm chí nhiều nhà băng còn ngưng cho vay tín chấp. Thay vì đẩy mạnh cho vay tín chấp, một số nhà băng khuyến khích khách hàng chuyển qua sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, do lãi suất áp dụng đối với tín dụng tín chấp cũng như lãi phạt trả chậm khi khách hàng dùng thẻ tín dụng để thanh toán trong mua sắm, tiêu dùng… rất cao, đến 20 -25%/năm, nên các ngân hàng không dễ hút được số lượng lớn khách hàng cá nhân sử dụng thẻ tín dụng.

Thùy Vinh

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   HDBank nhận giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền tệ tốt nhất” (28/09/2012)

>   Moody's hạ bậc tín nhiệm ACB, BIDV, CTG, MBB, SHB, STB, TCB và VIB (28/09/2012)

>   NHNN chấp thuận đơn từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang (28/09/2012)

>   Vàng - đô: Cặp đôi hoàn hảo? (28/09/2012)

>   VPBank bổ sung hoạt động "Đại lý bảo hiểm" (28/09/2012)

>   Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Phải đặc biệt quan tâm nợ xấu ngân hàng (28/09/2012)

>   Lo lắng về ngân hàng, nợ xấu (28/09/2012)

>   Sợ 'đòn' của Bí thư Đà Nẵng, NH hạ lãi suất (28/09/2012)

>   NHNN, Standard Chartered sẵn sàng hỗ trợ ACB (27/09/2012)

>   VietinBank hợp tác với LotteMart (27/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật