Chủ Nhật, 30/09/2012 08:30

DN ngoại “nuốt” cảng Việt Nam: Nguy cơ có thật

Quản lý khai thác cảng biển VN hiện nay vẫn đang nhằm vào lợi ích nhóm, lợi ích của DN mà chưa có tổng thể, chưa tiếp cận được cách quản lý cảng biển tiên tiến của nước ngoài. Dù có tư duy quy hoạch từ rất sớm, nhưng hệ thống cảng biển cả nước vẫn “chắp vá, manh mún”.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong quản ly, khai thác cảng biển Việt Nam tại Hội thảo Quy hoạch, quản lý khai thác cảng biển và logistics (29/9).

Cảng mới, hiện đai... Thua lỗ lớn

Ông Đỗ Hồng Thái - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, hiện vẫn còn rất nhiều bất cập trong việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển ở nước ta, trong đó có tình trạng bất bình hành cung cầu hàng hóa giữa các nhóm cảng biển trọng yếu.

Ông Thái dẫn chứng, do việc đầu tư khai thác nhóm cảng biển phía Bắc chưa đạt yêu cầu, nên cụm cảng biển ở Hải Phòng đang phải đối mặt với tình trạng quá tải. Trong khi đó, các cảng ở khu vực Cái Mép - Thị Vải mới được đầu tư xây dựng đang gặp khó khăn để tìm nguồn hàng...

Ông Ngô Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty Tân cảng Sài Gòn cũng cho biết, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 tại các cảng container thuộc nhóm cảng biển số 5 là rất đáng lo ngại. Hầu hết các cảng container khu vực Cái Mép - Thị Vải đều thua lỗ, cảng ít cũng 6 - 7 triệu USD, cảng lỗ nhiều tới 20 - 30 triệu USD.

"Nguy cơ mất cảng liên doanh vào tay các đối tác nước ngoài để họ chi phối thị trường kinh doanh dịch vụ cảng biển Việt Nam là điều có thể xảy ra", ông Tuấn cho biết.

Một bất cập khắc nữa chính là việc mạng kỹ thuật hạ tầng sau cảng (điện, nước, đường giao thông sắt bộ nối mạng quốc gia...) chưa đồng bộ với quy mô, thời điểm đưa cảng vào vận hành khai thác. Hầu hết các cảng chính đều nằm sâu phía trong sông, lại gần các trung tâm dân cư đô thị nên rất khó cải tạo nâng cấp luồng và đường giao thông kết nối cảng. Đây là một trong những lý do làm tăng thêm khó khăn cho nhóm cảng biển số 5 ở Bà rịa - Vũng tàu và TP HCM được đầu tư lớn và hiện đại.

"Việc phát triển phân tán, thiếu đồng bộ giữa các cảng đã làm xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, làm suy yếu và thiệt hại lẫn nhau giữa các nhà đầu tư, khai thác cảng. Và trong khi các cảng tại khu vực Đông Bắc Bộ nhất là Hải Phòng đang bị quá tải, thì khu vực phía Nam lại dư thừa', ông Thái nói.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, hiện đang có sự phối hợp chưa tốt giữa Bộ GTVT - cơ quan quản lý về quy hoạch và các địa phương - nơi trực tiếp thực hiện cấp đất và cấp phép đầu tư các dự án. Điều này khiến nguồn lực đầu tư cảng biển thời gian qua bị xé lẻ, không đủ lực để phát triển thành những cảng lớn tầm cỡ khu vực.

Ngăn chặn phá vỡ quy hoạch cảng biển

Theo Cục Hàng hải VN, phát triển phân tán, thiếu đồng bộ giữa các cảng đã làm xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, làm suy yếu và thiệt hại lẫn nhau giữa các nhà đầu tư, khai thác cảng.

Trên thực tế, sự chắp vá, manh mún của hệ thống cảng biển VN là kết quả phát triển dựa trên nền cảng biển cũ do người Pháp, người Mỹ xây dựng trước đây, theo kiểu thiếu thì bổ sung, hoặc cải tạo, nhưng không đủ sức phá bỏ hẳn để xây mới.

"Đã có quy hoạch rồi nhưng các địa phương liên tục bổ sung quy hoạch, phối hợp giữa các địa phương trong quản lý cấp phép đất đai và quản lý chuyên ngành của Bộ, Cục cũng chưa ăn khớp", ông Trường cho hay.

Để tránh tình trạng manh mún, ông Trường cho biết, sẽ có chế tài trong quản lý quy hoạch, nhưng tổ chức cá nhân nào vi phạm quy hoạch kiên quyết dừng, thậm chí phải phá bỏ, chấp nhận "đau" một lần mới có được phát triển.

Ông Trường cũng khẳng định sẽ kiên quyết giảm tối đa bổ sung quy hoạch ngắn hạn và phải tính dài hạn.

"Tàu VN ra nước ngoài bị lưu giữ, kiểm soát rất chặt nhưng tàu nước ngoài vào VN lại rất dễ dàng, điều này cho thấy chúng ta đang kiểm soát chưa chặt. Phí dịch vụ của chúng ta rất thấp, nhưng lại tồn tại quá nhiều loại phí, dẫn đến mức phí chung bị các DN nước ngoài đánh giá là cao, phải thống nhất lại một vài loại phí. Tất cả những điều này phải sớm thay đổi", thứ trưởng Trường nhìn nhận.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, Bộ GTVT sẽ tiến hành rà soát thống kê toàn bộ hệ thống cảng biển để đánh giá nhu cầu, sự cần thiết và tính khả thi đối với các dự án xây dựng chưa triển khai. Đồng thời Bộ cũng sẽ phối hợp với các địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, thực hiện đầu tư các dự án theo quy hoạch; kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án không thực hiện đúng thời hạn quy định.

Về thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, Thứ trưởng Công cho biết Bộ GTVT sẽ kiến nghị Chính phủ tập trung nguồn vốn ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển của các dự án trọng điểm, có tính bản lệ, đột phá. Các bến cảng không thuộc diện cấp bách, sẽ thực hiện đầu tư theo hướng xã hội hóa.

Vũ Điệp

diễn đàn kinh tế việt nam

Các tin tức khác

>   Đồng tiền thời khốn khó: Vì đâu nên nỗi… (30/09/2012)

>   Theo dấu những con tàu nợ nần (29/09/2012)

>   Bộ GTVT sẵn sàng quản lý Vinashin, Vinalines (29/09/2012)

>   Chưa có kết luận cuối cùng về vụ chìm tàu Vinalines Queen (29/09/2012)

>   Ngành xi măng thoát nợ, cách nào? (29/09/2012)

>   Xuất siêu: Chớ vội mừng (29/09/2012)

>   Điện, than: Khởi động sóng tăng giá cuối năm? (29/09/2012)

>   Xuất khẩu "nghẽn" vì tăng chi phí đầu vào (28/09/2012)

>   Xuất khẩu 2013: Áp lực cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn (28/09/2012)

>   Đồng tiền đánh cắp lòng tin (28/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật