Thứ Tư, 05/09/2012 23:07

Đã cảnh báo chống bán phá giá lốp xe

Brazil hôm 3-9 thông báo chính thức điều tra chống bán phá giá lốp cao su xe đạp nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, nguy cơ này đã được Việt Nam cảnh báo trước đó.

 

 

Nguồn: Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá (Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương).

Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá (Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương) đã phân tích các dữ liệu và cảnh báo về nguy cơ xảy ra vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng trên (mã HS 40115000) của Việt Nam tại thị trường Brazil từ tháng 1-2010 đến tháng 6-2012.

Trong đó, ba tháng là tháng 1, 4, 7-2011 là ba thời điểm được đánh giá là có nhiều rủi ro đối với lốp xe đạp Việt Nam xuất khẩu sang Brazil, chủ yếu do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao. Tuy nhiên, theo hệ thống cảnh báo sớm, nhìn chung nguy cơ bị kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng này là có, nhưng ở mức thấp.

Ngoài ra, lốp cao su xe đạp của Việt Nam xuất khẩu vào Brazil chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng nhập khẩu mặt hàng này của Brazil, chiếm trên 18,5% trong năm 2011.

Số liệu do hệ thống cảnh báo sớm này đưa ra cho thấy từ năm 2007-2011 (giai đoạn bên nguyên đơn Brazil cho rằng ngành sản xuất lốp xe của nước này bị thiệt hại), xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Brazil tăng liên tục.

Trong năm 2011, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai mặt hàng này vào Brazil, sau Trung Quốc, với kim ngạch 7,8 triệu BRL (Brazilian Real) (tương đương 3,8 triệu đô la Mỹ), tăng 34% so với năm 2010. Tuy nhiên, kim ngạch của Việt Nam thấp hơn nhiều so với sản phẩm lốp xe Trung Quốc xuất khẩu vào Brazil (25,7 tỉ BRL, tương đương 12,5 triệu đô la Mỹ, chiếm hơn 60% trong tổng nhập khẩu mặt hàng này vào Brazil).

Ngoài ra, trong thông báo của Brazil hôm 3-9 về việc chính thức điều tra chống bán phá giá, nước này cho biết, trong ba nước bị điều tra là Trung Quốc, Ấn Độ, và Việt Nam, thì Trung Quốc và Việt Nam không được Brazil xem là nước có nền kinh tế thị trường. Do đó, Ấn Độ được chọn là nước tham chiếu cho Việt Nam và Trung Quốc.

Theo đó, giá trị thông thường được Brazil sử dụng trong vụ việc này là mức giá Ấn Độ xuất khẩu sản phẩm trên vào thị trường Đức, là 5,66 đô la Mỹ/kg (giá FOB). Trong khi giá xuất khẩu vào thị trường Brazil từ Ấn Độ là 3,5 đô la Mỹ/kg, từ Trung Quốc là 1,81 đô la Mỹ/kg, và từ Việt Nam là 2,86 đô la Mỹ/kg.

Đây là vụ kiện chống bán phá giá thứ ba của nước này đối với Việt Nam trong năm nay, trước đó là thép cuộn và lốp xe ô tô. Mới đây nhất, ngày 25-6-2012, MDIC chính thức đăng trên công báo về việc khởi kiện một số nước, trong đó có Việt Nam, đối với sản phẩm lốp xe máy xuất khẩu vào thị trường Brazil.

Hiện Brazil đang thực hiện chính sách tăng cường bảo hộ nền sản xuất trong nước. Từ năm ngoái đến nay, nước này tiến hành nhiều vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có nhiều sản phẩm từ Việt Nam.

Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá được khai trương vào tháng 9-2010, nhằm xác định sớm nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam trước khi chính thức có đơn khởi kiện từ các ngành sản xuất của nước ngoài.

Việc cảnh báo sớm có mục đích giúp doanh nghiệp Việt Nam có đủ thời gian và điều kiện để kịp thời điều chỉnh nhằm loại bỏ những mối đe dọa và chủ động đối phó với các cuộc điều tra chống bán phá giá.

T. Thu

 TBKTSG

Các tin tức khác

>   TPHCM không muốn ga đường sắt ở nội thành (05/09/2012)

>   Doanh nghiệp Anh lạc quan về thị trường Việt Nam (05/09/2012)

>   Chính phủ: Sẽ chỉ còn 5-7 tập đoàn kinh tế Nhà nước (05/09/2012)

>   Thuế chống bán phá giá cá tra về mức thấp nhất (05/09/2012)

>   Điều tra chống bán phá giá lốp cao su xe đạp (05/09/2012)

>   Đề nghị giảm thuế xuất khẩu và tăng giá bán than (05/09/2012)

>   Doanh nghiệp được nhiều hơn chiếc ‘cần câu’ (05/09/2012)

>   Thương hiệu Beeline sắp "bay" khỏi Việt Nam (05/09/2012)

>   Thái Lan chi thêm 13 tỷ USD mua lúa gạo tạm trữ (05/09/2012)

>   Vị trí số 1 thế giới: Doanh số và chất lượng (05/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật