Thứ Hai, 10/09/2012 21:18

Cơ chế bán lẻ xăng dầu: Vẫn không đứng về phía người tiêu dùng

Cơ chế kiểm soát giá bán lẻ xăng dầu trong nước đang có quá nhiều nghịch lý , tạo điều kiện để DN đầu mối trục lợi trên lưng người tiêu dùng.

Cho rằng mức áp thuế với mặt hàng xăng, dầu còn thấp hơn barem thuế  cao nhất của xăng là 20%, dầu các loại là 15%. Bộ Tài chính đã liên tục cho tăng giá xăng, dầu chứ nhất quyết không giảm thuế để giảm giá bán lẻ với mặt hàng này. Nắm bắt được xu hướng trên, kết hợp với lợi dụng kẽ hở trong việc tạm nhập – tái xuất, các DN đầu mối nhập khẩu xăng, dầu đã đồng loạt nhập xăng dầu về theo dạng tạm nhập - tái xuất, sau đó xin chuyển sang tiêu thụ nội địa để lách thuế.

Theo số liệu từ Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến hết tháng 7 vừa qua, giá trị hàng hóa tạm nhập về đã lên tới 1,25 tỷ USD trong khi lượng tái xuất đi chỉ đạt 672 ngàn USD. Các lô hàng tạm nhập về đều có giá trị lớn khi tổng cộng chỉ có 850 tờ khai hải quan. Nhưng số lô hàng tái xuất đi có tới 2.544 tờ khai thì giá trị cũng chỉ bằng 1 nửa lượng hàng tạm nhập về. Các mặt hàng tạm nhập – tái xuất chủ yếu là xăng dầu khi số tờ khai XNK mặt hàng này chiếm tới 2.566 tờ khai hải quan.

Xăng, dầu nhập khẩu về cảng.

Trong số các tờ khai do Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3 làm thủ tục, chỉ với 372 tờ khai nhập khẩu xăng, dầu thì đã có 178 tờ khai theo thuộc diện tạm nhập – tái xuất. Như vậy, không chỉ trục lợi về giá, các đầu mối nhập khẩu xăng dầu còn lách được khoản thuế nhập khẩu xăng dầu 4 – 5% với giá trị không nhỏ qua hình thức tạm nhập nhưng không chịu xuất đi.

Một thực trạng vô lý đã tồn tại từ nhiều năm qua là cả 11 đầu mối nhập khẩu, phân phối xăng, dầu đều cùng lúc đưa ra giá bán lẻ đúng bằng nhau cho dù giá nhập khẩu và chi phí bán hàng khác nhau. Thậm chí, chỉ với việc không ngăn chặn được khoảng 200 ngàn lít xăng, dầu buôn lậu theo đường tiểu ngạch ở các tỉnh khu vực biên giới với Campuchia lúc cao điểm, giá bán lẻ xăng dầu đã lập tức được cho điều chỉnh tăng lên nhằm ngăn chặn tình trạng này.

Cả đến khi đưa nhà máy lọc dầu Dung Quất vào hoạt động cũng vậy, người dân đã hy vọng sẽ được sử dụng xăng dầu thấp hơn hoặc ngang bằng với giá thế giới. Song đến nay, khi lượng xăng, dầu do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sản xuất đã đạt 6 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 33% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Nhưng giá xăng dầu từ nhà máy này vẫn được phép bán giá ngang bằng với giá xăng dầu nhập khẩu chứ không cần biết sản xuất xăng dầu tại đây đã chi phí cho giá thành hết bao nhiêu.

Rõ ràng, cơ chế kiểm soát giá bán lẻ xăng dầu trong nước đang có quá nhiều nghịch lý, tạo điều kiện để DN đầu mối trục lợi trên lưng người tiêu dùng. Và như vậy, ngay cả với những vụ việc buôn lậu xăng dầu nổi cộm đã được lực lượng Công an phát hiện như vụ đối tượng Võ Hoàng Dũng, trú tại Kiên Giang đến thời điểm bị bắt đã tiêu thụ trót lọt gần 25 triệu lít dầu với tổng giá trị hơn 330 tỷ đồng. Hoặc vụ đối tượng Ngô Thị Linh Phương cũng ở Kiên Giang buôn lậu trót lọt số xăng dầu với tổng giá trị 80 tỷ đồng… Cũng chỉ là nhỏ lẻ so với tình trạng “gian lận, trốn thuế” một cách công khai, hợp pháp của DN đầu mối xăng dầu hiện nay.

Trước tình hình DN, người dân và cả nền kinh tế phải gồng mình để chống chọi với suy giảm, lạm phát; xăng dầu là mặt hàng chủ đạo, quyết định giá thành tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ khác. Trong khi mỗi lít xăng nhập về đang phải “cõng” 3 loại thuế lên tới 32% và 1.900 đồng phí các loại, nên chỉ cần giảm 5-7% thuế nhập khẩu, giá bán lẻ xăng dầu sẽ được kéo giảm xuống trên dưới 1.000 đồng/lít.

Theo tính toán của Hiệp hội Vận tải hàng hóa, lượng xăng dầu tiêu thụ của cả nước bình quân một năm là 15 triệu tấn, đến nay đã sắp hết quý 3, nếu có giảm thuế nhập khẩu với mức trên, nguồn thu ngân sách cũng sẽ giảm đi không nhiều. Nhưng đến nay Bộ Tài chính vẫn kiên quyết không giảm thuế với lý do bảo đảm nguồn thu, khiến giá xăng dầu tác động không nhỏ tới giá thành sản xuất, giá cả hàng hóa dịch vụ.

Thực trạng này đã làm giảm hiệu quả từ những gói kích cầu, những chính sách ưu đãi về tài chính, lãi suất ngân hàng với số tiền lớn gấp nhiều khoản thu về từ tăng thuế xăng, dầu

Đ.T.

Công an nhân dân

Các tin tức khác

>   Giá xăng dầu: Sẽ cân nhắc tới phương án giảm thuế (10/09/2012)

>   Giá gas vẫn "nhảy múa" (10/09/2012)

>   Xin tăng 1.300 đồng/lít, giá xăng sắp đạt kỷ lục? (10/09/2012)

>   Đã quá 10 ngày, xăng dầu có tiếp tục “đòi” tăng giá? (10/09/2012)

>   Tăng quản lý nhà nước hoạt động tạm nhập tái xuất (09/09/2012)

>   Kỳ vọng kích thích kinh tế đẩy dầu vượt 96 USD/thùng (08/09/2012)

>   Xử lý doanh nghiệp xăng dầu sai phạm thế nào? (07/09/2012)

>   Ảrập Xêút có thể phải nhập khẩu dầu từ năm 2030 (07/09/2012)

>   Dầu nhích nhẹ sau báo cáo nguồn cung và kế hoạch của ECB (07/09/2012)

>   Hai bộ lại “chỏi” nhau về xăng dầu (07/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật