34 BCTC soát xét: "Anh" ở đâu?
ACB là ngân hàng duy nhất vẫn còn giam báo cáo bán niên 2012 hợp nhất soát xét
Ngày 30/08 là hạn chót để các công ty niêm yết công bố BCTC bán niên soát xét 2012. Tuy nhiên, đã hơn nửa tháng sau khi hết hạn công bố, vẫn còn 34/697 doanh nghiệp (trừ chứng chỉ quỹ) chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm công bố thông tin.
Có thể thấy, hầu hết những ngành thua lỗ nhiều nhất trong 6 tháng vừa qua cũng chính là ngành có nhiều công ty chây ỳ nộp báo cáo hợp nhất soát xét bán niên. Cụ thể, ngành xây dựng với 6 công ty, bất động sản có 4 công ty, kim loại và các sản phẩm từ khoáng phi kim 4 công ty.
Hợp nhất nhưng…chưa soát xét
3/4 chặng đường của năm 2012 đang dần trôi nhưng trên thị trường chứng khoán vẫn có đến 21 doanh nghiệp chưa công bố soát xét của kiểm toán viên đối với báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2012.
ACB là ngân hàng duy nhất đến thời điểm này vẫn còn giam báo cáo bán niên hợp nhất soát xét 2012. Ngân hàng này đã báo lãi sau thuế hợp nhất 1,612 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu tại ngày 30/06/2012 của ACB là 1.56%, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng gấp 3 so với đầu năm với 607 tỷ đồng.
Lãi ròng của 21 DN nợ BCTC hợp nhất soát xét 6T/2012 (Đvt: Trđ)
(*): Chưa soát xét
|
ITA có lợi nhuận sau thuế giảm đột biến 90% trong nửa đầu năm 2012. Nguyên nhân do thị trường bất động sản vẫn chưa khởi sắc, doanh thu thuần giảm mạnh xuống 84 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đạt 245 tỷ đồng. Ngày 04/09 vừa qua, HOSE đã nhận được đề nghị xin gia hạn nộp BCTC bán niên hợp nhất soát xét của ITA chậm hơn 10 ngày so với quy định. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy ITA nộp báo cáo. Hiện HOSE đã hai lần nhắc nhở và đề nghị ITA công bố BCTC soát xét nửa đầu năm 2012 công ty mẹ và hợp nhất theo quy định.
Biến động lớn về lợi nhuận còn có STL. 6 tháng đầu năm, mặc dù chi phí giảm đáng kể song doanh thu của công ty vẫn lao dốc 54% xuống còn 488 tỷ đồng, dẫn đến khoản lỗ hợp nhất 14 tỷ đồng.
Nợ soát xét, nợ cả hợp nhất
Không chỉ “nợ” việc soát xét của kiểm toán viên, 9 doanh nghiệp niêm yết sau hiện vẫn chưa chịu công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2012. Trên Sở cũng không công bố bất kỳ thông tin xin gia hạn hay đồng ý gia hạn nào liên quan đến các đơn vị này.
Lãi ròng của 9 DN nợ BCTC hợp nhất 6T/2012 (Đvt: Trđ)
(*) Chưa soát xét
|
Nhìn lại BCTC bán niên công ty mẹ của các đơn vị này, có thể thấy ACL đáng chú ý hơn cả. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này giảm mạnh hơn 4 lần, từ mức 71 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2011 xuống còn khoảng 15 tỷ đồng trong kỳ. Ngoài tác động của sự sụt giảm doanh thu trong khi giá vốn hàng bán tăng cao, doanh thu tài chính của công ty cũng giảm mạnh 30 tỷ đồng.
Có một công ty chứng khoán nằm trong “danh sách đen” này là SBS. Doanh nghiệp mới chỉ công bố BCTC soát xét công ty mẹ với khoản lỗ kếch xù gần 139 tỷ đồng, khiến cho mức lỗ lũy kế đến cuối tháng 6/2012 cao ngất ngưỡng 1,772 tỷ đồng. Như vậy, tại ngày 30/6/2012, vốn chủ sở hữu của SBS âm hơn 256 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của công ty không thể đáp ứng yêu cầu của Thông tư 226 khi để âm tới 17.89%.
4 công ty chây ỳ cả BCTC quý 2
Đặc biệt, đến thời điểm này vẫn còn có 4 công ty mãi không chịu công bố BCTC quý 2/2012. Đó là SME, TMS, ITD và SD3.
Với SME, công ty này còn vướng vào hàng loạt các vụ bê bối thời gian qua, mất thanh khoản trầm trọng, tình trạng tài chính bê bết và không còn công bố BCTC kể từ 6 tháng cuối năm 2011…
Trong khi đó, công ty mẹ SD3 lại chịu khoản lỗ hơn 13 tỷ đồng trong quý đầu năm.
Lợi nhuận sau thuế của công ty nợ BCTC quý 2 (Đvt: triệu đồng)
(*) Công ty mẹ
|
Hoàng Phương (Vietstock)
FFN
|