Thứ Năm, 16/08/2012 15:23

Xin - cho chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và những hệ lụy

Việc NHNN áp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng rồi sau đó nới mạnh khi các ngân hàng “xin” là điều không hề mới mẻ gì và đã từng gây ra nhiều hệ lụy trong quá khứ.

* 11/38 ngân hàng TMCP chưa công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Xin - cho chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Đến thời điểm này đã có 3 ngân hàng là Ngân hàng Quân đội (MBB), Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) và Ngân hàng Tiên Phong (TienphongBank) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012, sau khi có đánh giá về hoạt động 6 tháng đầu năm.

Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mới của các ngân hàng này nằm trong khoảng 25-27%, và gần như gấp đôi so với chỉ tiêu hiện tại. Đáng chú ý là mới chỉ trong 7 tháng nhưng Oceanbank đã tăng trưởng tín dụng đến 16.7%, vượt định mức 15% được NHNN giao trước đó và buộc phải xin chấp thuận nới tăng trưởng tín dụng.

Các ngân hàng vừa và nhỏ khác như HDBank, OCB… cũng đang rậm rịch đề xuất nâng hạn mức tăng trưởng. Trong khi đó, các “ông lớn” vẫn chưa phát đi tín hiệu gì bởi “room” cho tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng này vẫn còn lớn.

Việc NHNN áp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng rồi sau đó nới mạnh khi các ngân hàng “xin” là điều không hề mới mẻ gì và đã từng gây ra nhiều hệ lụy trong quá khứ.

Áp lực nới lỏng tín dụng, và những hệ lụy?

Thực tế cho thấy, việc nới lỏng tín dụng quá mức trong 6 tháng cuối năm 2007 và 2009 đã đẩy tín dụng tăng vọt, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch.

Trong năm 2010, việc chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 25% đã dồn áp lực lên giai đoạn cuối năm và đã gây nhiều hệ lụy cho năm tiếp theo.

Cụ thể, trong hai năm 2008 và 2011, sau khi đã “tháo” tăng trưởng tín dụng trước đó, NHNN đã phải thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và giữ tăng trưởng tín dụng cả năm thậm chí còn cách xa chỉ tiêu đã được điều chỉnh.

Chính những điều này đã tạo nên một chính sách điều hành tiền tệ “giật cục” được giới chuyên gia đề cập nhiều lần trong quá khứ.


Theo số liệu công bố của NHNN, trong 7 tháng đầu năm 2012, tín dụng toàn hệ thống tính cả trái phiếu doanh nghiệp chỉ tăng 1.06%, thấp hơn nhiều so với con số chỉ tiêu đã được điều chỉnh 6 – 8% cho cả năm.

Như vậy, áp lực nới lỏng tín dụng trong những tháng còn lại của năm 2012 là rất lớn nhằm hỗ trợ cho đà tăng trưởng của nền kinh tế. Việc nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng ở một số ngân hàng đã thể hiện rất rõ điều này.

Một “tập tục” như thế này có thể tạo ra nhiều hệ lụy.

(1) Việc dồn dập tăng trưởng tín dụng vào những tháng cuối năm trong khi khả năng hấp thụ của nền kinh tế hiện khá yếu kém, sẽ gây áp lực rất lớn và có thể khiến lạm phát bùng nổ trở lại những tháng sau đó.

(2) Hệ quả là niềm tin vào chính sách điều hành sẽ có nguy cơ bị bào mòn như đã nhiều lần lặp lại trong quá khứ.

(3) Áp lực đạt chỉ tiêu sẽ khiến các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao hơn để dễ mở rộng hoạt động cho vay. Điều này sẽ tiếp tục làm tăng gánh nặng nợ xấu, đe dọa đến sự an toàn của hệ thống.

(4) Cơ chế xin – cho chỉ tiêu với mục đích “làm đẹp” hình ảnh sẽ tạo ra những giá trị ảo trong hệ thống. Theo đó, việc đánh giá sức khỏe thực sự để trao “niềm tin” sẽ vấp phải những khó khăn nhất định.

Hoàng Vũ (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Vietbank mua lại trụ sở cũ của Techcombank (16/08/2012)

>   Sacombank ưu đãi cho vay du học, lãi suất 14%/năm (16/08/2012)

>   Dòng tiền đầu tư chuyển hướng (16/08/2012)

>   8 ngân hàng chiếm 25% lợi nhuận toàn thị trường (16/08/2012)

>   Techcombank: Moody's xếp hạng tín nhiệm độc lập ở mức “E+” (16/08/2012)

>   Chuyên gia ANZ: Có dấu hiệu nới lỏng tiền tệ, tài khóa (16/08/2012)

>   HDBank & Petechim ký kết thỏa thuận hợp tác (16/08/2012)

>   Một năm nhiệm kỳ Thống đốc: "Hãy tin tôi"? (16/08/2012)

>   Nợ xấu phải coi là vốn đã mất (16/08/2012)

>   Thay đổi nhân sự ban công tác tài chính quy mô nhỏ (15/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật