Thứ Sáu, 10/08/2012 15:41

Vay vốn quốc tế: Không rẻ nhưng cần thiết

Việc huy động vốn từ thị trường quốc tế là điều cần thiết. Trước hết, các ngân hàng sẽ có được nguồn vốn trung, dài hạn, giúp trung hòa với các nguồn vốn ngắn hạn hiện có với cơ cấu phù hợp để tài trợ cho các dự án khả thi, hiệu quả mà ngân hàng đang cho vay hoặc xem xét cho vay. Cùng với đó, hoạt động này nếu thành công sẽ giúp nâng cao uy tín của tổ chức phát hành.

Lãi suất: Dựa vào chữ Tín

Tháng 5 vừa qua, VietinBank (CTG) đã huy động thành công 250 triệu USD bằng phát hành trái phiếu quốc tế kỳ hạn 5 năm với lợi tức phát hành 8,25%/năm, lãi suất cuống phiếu 8%. Mức lãi suất này được các chuyên gia trong nước nhìn nhận không rẻ nếu so với huy động trong nước ở thời điểm hiện tại, nhất là nếu tính đến xu hướng lãi suất trong nước có thể còn tiếp tục hạ trong thời gian tới.

Tại sao lãi suất trên các thị trường phát triển như NewYork, London... đang ở mức rất thấp mà các tổ chức phát hành giấy tờ có giá – như trường hợp của VietinBank vừa qua lại huy động ở các mức lãi suất cao hơn cả trong nước? Lý giải điều này, TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, lãi suất phụ thuộc vào mức xếp hạng tín nhiệm của DN. Mà thường thì tín nhiệm của một DN dù làm ăn tốt đến đâu cũng thấp hơn định mức tín nhiệm quốc gia đó. Hiện mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam theo đánh giá của các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế đang ở mức chưa được khuyến cáo đầu tư. Do đó, lãi suất mà các DN phải trả, nếu muốn huy động trên thị trường quốc tế phải ở mức cao cũng là điều bình thường. Hơn nữa, theo ông Phạm Hồng Hải – Phó Tổng giám đốc, phụ trách khối tiền tệ và thị trường vốn của ngân hàng HSBC Việt Nam, nếu lợi tức của trái phiếu DN Việt Nam thấp hơn mức lợi tức trái phiếu DN của một DN khác có cùng mức xếp hạng tín nhiệm thì có thể các nhà đầu tư (NĐT) quốc tế sẽ lựa chọn trái phiếu của DN kia.

Tuy nhiên, nhìn về dài hạn thì huy động trên thị trường quốc tế sẽ rẻ hơn. Ở lần phát hành đầu tiên, khi NĐT mới biết đến ngân hàng qua các roadshow (quảng bá, giới thiệu về DN) và một số thông tin cơ bản thì “hoài nghi” vẫn còn rất lớn. Kéo theo hoài nghi ấy là họ sẽ đánh giá mức độ rủi ro của khoản đầu tư cũng cao hơn, nên tất yếu đòi hỏi lợi tức phải cao hơn. TS. Hiếu cho rằng, “vạn sự khởi đầu nan”, những lần sau, khi các NĐT biết đến nhiều hơn và bản thân ngân hàng đó làm ăn có uy tín, cùng với sự đi lên của nền kinh tế, thì lãi suất vay tất yếu sẽ giảm. Xét riêng trường hợp của VietinBank, theo ông Hải, mức lãi suất phải trả cho lần huy động đầu tiên vừa qua là “rẻ”. Vì, nếu nhìn sang các thị trường mới nổi, các ngân hàng có cùng xếp hạng và đặc điểm tín dụng tương tự, lãi suất mà các NĐT yêu cầu có thể lên tới 9% -10%.

Nhìn lại thị trường vốn trong nước, hiện trần lãi suất huy động USD chỉ là 2%, nhưng thực tế từ các ngân hàng cho thấy, việc huy động trung, dài hạn (từ 3 năm trở lên) là cực kỳ khó khăn. Nhìn qua thị trường chứng khoán – thị trường vốn dài hạn, thì huy động vốn trên sàn của các DN (kể cả ngân hàng) hiện nay còn khó khăn hơn nhiều. Việc các DN có thể phát hành thành công cổ phiếu (dù chấp nhận bán dưới mệnh giá) trong thời gian qua là hy hữu. Tình hình này được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong một vài năm tới.

Phải lường trước rủi ro

Từ đó có thể thấy rằng, việc huy động vốn từ thị trường quốc tế là điều cần thiết. Trước hết, các ngân hàng sẽ có được nguồn vốn trung, dài hạn, giúp trung hòa với các nguồn vốn ngắn hạn hiện có với cơ cấu phù hợp để tài trợ cho các dự án khả thi, hiệu quả mà ngân hàng đang cho vay hoặc xem xét cho vay.

Cùng với đó, hoạt động này nếu thành công sẽ giúp nâng cao uy tín của tổ chức phát hành. Nhiều tổ chức phát hành thành công cũng giúp cho nguồn cung USD nhiều hơn, qua đó giảm được những căng thẳng về thanh khoản như đã từng diễn ra trong quá khứ. Áp lực tỷ giá nhờ đó cũng giảm đi. Và khi ngày càng có nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu thành công sẽ góp phần nâng cao vị thế của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để huy động vốn thành công trên thị trường quốc tế cũng không phải dễ dàng. Từ trường hợp được cho là thành công của VietinBank, các NHTM trong nước cần lưu ý đến các vấn đề như: Xem xét lại cơ cấu các nguồn vốn huy động hiện tại để có kế hoạch huy động phù hợp; lựa chọn tổ chức tư vấn phát hành có uy tín để đảm bảo khả năng thành công cao nhất; chuẩn bị chu đáo cho các roadshow quảng bá; lựa chọn thời điểm phát hành thích hợp... Các ngân hàng cũng cần thường xuyên củng cố sức khỏe tài chính, uy tín và năng lực quản trị và kinh doanh của mình để đảm bảo thành công cho những lần phát hành tiếp theo với lãi suất phải trả ngày càng thấp hơn.

Một trong những rủi ro lớn nhất theo kinh nghiệm của TS. Hiếu là không có NĐT nào mua trái phiếu của mình. Rủi ro này cho thấy vai trò của các tổ chức tư vấn phát hành rất quan trọng trong việc tư vấn quảng bá, lựa chọn NĐT tiềm năng hay thời điểm phát hành sao cho phù hợp... Bên cạnh đó là rủi ro về việc không bán được hết số lượng mà ngân hàng muốn phát hành với lãi suất dự định, nên có thể sẽ phải tăng lãi suất. Ngoài ra, cũng không thể không nhắc tới là các giấy tờ có giá đó sau khi phát hành sẽ được lưu hành trên thị trường quốc tế. Giá của nó sẽ biến động rất bất thường, nhiều khi nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng. Vì vậy, có một cách thức khác là phát hành theo hình thức Private Placement (phát hàng riêng lẻ). Tại Việt Nam đã có những ngân hàng làm thành công như trường hợp của NHTMCP An Bình (ABBank) năm ngoái đã phát hành được các trái phiếu chuyển đổi đi kèm với trái phiếu thưởng với tổng trị giá lên tới 990 tỷ đồng cho 2 đối tác là Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và ngân hàng MayBank. Cách này sẽ giúp tránh được rủi ro phát hành không thành công. Tuy nhiên lãi suất phải trả có thể còn cao hơn cả cách thức huy động vốn trên thị trường quốc tế. Hơn thế, phát hành trái phiếu cũng là một cách vay nợ. Việc các NHTM phát hành trái phiếu quốc tế có thể làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài và tạo áp lực lên tỷ giá khi các trái phiếu này đáo hạn.

Đỗ Lê

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Agribank và HDBank ký thỏa thuận hợp tác (10/08/2012)

>   Ngân hàng có thể tăng trưởng tín dụng tới 27% (10/08/2012)

>   Chuẩn bị chất vấn Thống đốc về nợ xấu (10/08/2012)

>   Khúc quanh khó của tiền tệ (10/08/2012)

>   Điểm mặt ngân hàng “dính” vào doanh nghiệp lỗ trên sàn (10/08/2012)

>   Ngân hàng "vòi tiền" khi doanh nghiệp vay vốn? (10/08/2012)

>   Hai mặt của “nới“ tín dụng bất động sản (10/08/2012)

>   Phá rào cản tín dụng (09/08/2012)

>   NHNN ban hành Thông tư 23 về chế độ điều hòa và giao dịch tiền mặt (09/08/2012)

>   Doanh số giao dịch VNĐ và USD trái chiều nhau (09/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật