Sabeco thay 'tướng' vì đâu?
Vì không tìm được tiếng nói chung trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc đã bị Bộ chủ quản buộc thôi nhiệm vụ quản lý phần vốn Nhà nước ở Sabeco.
Được thành lập theo Quyết định số 74/2003/QĐ-BCN ngày 6/3/2003 và đến năm 2008 đã được tiến hành cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà nước. Theo đó, ngày 7/4/2008, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua Điều lệ Sabeco, trong đó, cổ phần của Nhà nước chiếm 89,59% vốn điều lệ; Sabeco hoạt động theo Luật Doanh nghiệp của năm 2005 và Điều lệ Sabeco. Ngay sau đó, Bộ Công Thương với vai trò là Bộ chủ quản được Chính phủ giao quản lý phần vốn Nhà nước tại Sabeco đã cử ông Nguyễn Bá Thi giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, phụ trách bộ phận. Và đến ngày 22/4/2008, ông Nguyễn Bá Thi đã có văn bản số 01/2008/GUQ-HĐQT ủy quyền lại cho ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc.
Sau hơn 8 năm đi vào hoạt động, tính tới thời điểm Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra tại Sabeco, Sabeco được biết đến là một doanh nghiệp lớn có địa bàn hoạt động sản xuất, kinh doanh rộng, có nhà máy và cơ sở tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, bao gồm: 2 nhà máy hạch toán phụ thuộc, 3 đơn vị sự nghiệp hạch toán độc lập (100 vốn Sabeco), 10 công ty con (Sabeco góp trên 50% vốn), 1 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên (có 9 Công ty cổ phần thương mại trực thuộc) và hợp tác xã sản xuất bia Sài Gồn với 5 công ty khác.
Tuy nhiên, sau quãng thời gian tăng trưởng và phát triển ấn tượng, từ năm 2007 đến năm 2010, nhiều bất ổn trong quá trình hoạt động của Sabeco đã nổi lên. Điều này đã khiến Bộ Tài chính và Bộ Công Thương phải thành lập các đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra nhiều hoạt động của Sabeco. Và trong Kết luận thanh tra ngày 12/6/2009 của Bộ Công Thương có nội dung kỷ luật đối với ông Nguyễn Bá Thi và ông Nguyễn Quang Minh với cùng hình thức là khiển trách do mất đoàn kết.
Những tưởng sau khi kết luận trên được ban hành, những vấn đề mà Sabeco gặp phải sẽ được tháo gỡ, nội bộ Sabeco vì thế cũng đoàn kết hơn thì đến ngày 27/5/2011, trong Kết luận thanh tra Sabeco số 1305 của Thanh tra Chính phủ lại cho thấy đây là chính là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều thiệt hại cho Sabeco. Điển hình là việc mua cổ phần Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội (Sahabeco).
Theo Kết luận trên, mặc dù đã đi đến thống nhất chủ trương đầu tư 51% vốn điều lệ của Sahabeco và khi nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 12/2008 đã có hiệu quả và đến năm 2010, cổ tức mà Sabeco thu về là 27,54 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mua bán trên, nội bộ Hội đồng quản trị Sabeco không thống nhất (Tổng giám đốc Nguyễn Quang Minh nhiều lần không đồng ý) nên Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Bá Thi có Tờ trình số 01/2008/VN-BPQLVNN xin ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương và được Bộ Công Thương đồng ý nhưng phải chỉ đạo, thẩm định, đánh giá toàn diện dự án đầu tư.
Mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo nhưng qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ thấy: HĐQT của Sabeco dù đã có Nghị quyết và Bộ Công Thương đã chỉ đạo cần thẩm định đánh giá kỹ thuật, công suất và tổng mức đầu tư… nhưng không được Sabeco thực hiện đầy đủ, đã quyết định mua cổ phần của Sahabeco. Sabeco cử người quản lý Sabeco-Hà Nội chủ yếu là kiêm nhiệm, không trực tiếp tham gia điều hành thường xuyên. Đặc biệt việc cử ông Nguyễn Hữu Lộc đã chấm dứt hợp đồng với Sabeco làm đại diện phần vốn của Sabeco và Hội đồng Quản trị Sabeco cử 1 Vụ trưởng, 1 Viện trưởng của Bộ Công Thương giao kiêm nhiệm tham gia quản lý vốn tại Sabeco để tham gia Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và lại đại diện theo pháp luật của Sabeco – Hà Nội nhưng không có
Những “bất ổn” trên tại Sabeco như vậy là đã rõ và khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc thôi nhiệm vụ quản lý phần vốn Nhà nước tại Sabeco của ông Nguyễn Bá Thi và ông Nguyễn Quang Minh thì dư luận xã hội có thể khẳng định, mâu thuẫn nội bộ chính là nguyên nhân dẫn tới những quyết định trên của Bộ Công Thương.
Thanh Ngọc
petrotimes
|