Quỹ ETF V.N.M tăng trưởng kỷ lục châu Á
Tính đến ngày 31/07, Market Vectors Vietnam (NYSEArca: V.N.M) tăng 21.3%, mức tăng mạnh nhất trong số các ETF mới nổi châu Á. V.N.M cũng đã nỗ lực bứt phá lên trên đường trung bình động 200 ngày. Liệu các yếu tố cơ bản của Việt Nam có giúp V.N.M duy trì được mức này trong thời gian tới?
* Quỹ đầu tư chỉ số (ETF): Đánh nhanh, rút gọn
* REE bị loại khỏi Market Vectors Vietnam Index từ 18/06
Ông Gary Gordon, Chủ tịch Pacific Park Financial nhận định trên Seeking Alpha: “Có rất nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến các thị trường chứng khoán mới nổi châu Á trong 12-18 tháng qua. Đó là mối lo ngại về nguy cơ hạ cánh cứng tại Trung Quốc và nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ công cũng như suy thoái tại châu Âu”.
Trong số các ETF của các quốc gia mới nổi châu Á, có 3 ETF đạt được mức tăng mạnh hơn so với chỉ số S&P 500 của Mỹ. Hiện V.N.M vẫn đang trong xu hướng giảm nhưng lại đạt được mức tăng mạnh nhất trong số các ETF mới nổi châu Á xét về tỷ lệ phần trăm.
Cụ thể từ đầu năm 2012 đến ngày 31/07, SDPR S&P 500 (NYSEArca: SPY) tăng 9.7% trong khi V.N.M nhảy vọt tới 21.3%. Trong khi đó, iShares MSCI Malaysia (NYSEArca: EWM) với 7.5%, iShares MSCI China ETF (NYSEArca: MCHI) 1.3% và SPDR S&P China (NYSEArca: GXC) 1.1%.
So với các nền kinh tế sơ khai khác, Việt Nam đã cố gắng chứng tỏ được sự linh hoạt của mình. Các nỗ lực kiểm soát lạm phát của Chính phủ đã bắt đầu phát huy tác dụng tích cực đối với nền kinh tế.
Tác giả Sean Geary thuộc Emerging Money cho rằng trong quý 2, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc cắt giảm lãi suất hơn nữa và các chính sách hỗ trợ kinh tế của Chính phủ có thể góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và doanh số của các doanh nghiệp.
Tình hình các nền kinh tế sơ khai sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của vấn đề nợ nần tại Eurozone cũng như khả năng duy trì và đạt được tăng trưởng GDP của các nền kinh tế phát triển.
Phước Phạm (Vietstock)
FFN
|