Thứ Hai, 06/08/2012 09:24

Nhịp đập Thị trường 06/08: Tăng mạnh nhưng tiền chưa vào

Phiên giao dịch buổi chiều, thị trường tiếp tục giữ vững được đà tăng. Số lượng chứng khoán tăng giá chiếm áp đảo. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngờ, do đó lượng giao dịch chỉ bằng một phần so với buổi sáng.

Tại HOSE, thị trường tiếp tục tăng nhưng diễn biến giằng co giữ vai trò chủ đạo. Cuối phiên, dù số mã tăng giá chiếm áp đảo với 206 mã, trong đó chỉ có khoảng 64 mã tăng kịch trần. Còn lại có 41 mã giảm, gồm 9 mã giảm hết biên độ và 43 mã đứng yên. Lượng dư bán giá cao chiếm tỷ trọng lớn, trái lại dư mua giá thấp vẫn còn khá phổ biến.

Các mã bluechips tiếp tục duy trì đà tăng, nhưng biên độ có phần thu hẹp. VNM vẫn tăng kịch trần, bên cạnh đó có PVF tăng hết biên độ với lượng giao dịch trên 768 ngàn đơn vị. BVH tăng 2.45%, SSI tăng gần 4%, DPM (+2.45%)…

Một số ít mã đầu cơ tiếp tục với xu hướng tăng mạnh buổi sáng. Tuy nhiên, buổi chiều xuất hiện thêm một số mã khác tăng trần như LCM, ASM, BMC, AGR, VHG, HAP, DXG…

Cổ phiếu dầu khí trong khi PVF, PXL, PXI, PTL tăng hết biên độ thì PXS, PXT, PXM chỉ nhích nhẹ từ 100 đến vài trăm đồng mỗi mã.

Tuy vậy, tính đến yết phiên, VN-Index vẫn tăng xấp xỉ 5 điểm, tương ứng 1.18% đạt 423.16 điểm. Giao dịch chưa bằng buổi sáng nhưng cả phiên vẫn đạt 44.6 triệu đơn vị, tương đương 662 tỷ đồng. Trong đó, OGCSAM tiếp tục dẫn đầu với hơn 3 triệu đơn vị mỗi mã.

Trên sàn HNX, xu hướng chung là tiếp tục tăng điểm. Dù cuối phiên chưa đến 200 mã tăng giá, nhưng với việc các mã chủ chốt như KLS, VND, PVX, APS, BVS, DCS đồng loạt tăng trần, các mã còn lại ghi nhận mức tăng khá mạnh nên HNX-Index tiếp tục nới rộng biên độ lên 1.54 điểm, tức 2.23% đạt 70.45 điểm.

Giao dịch cũng bỏ xa HOSE khi đạt 48.56 triệu đơn vị, tương đương 696.49 tỷ đồng. KLS, VND cùng có trên 4.4 triệu đơn vị mỗi mã, kế đến là PVX, SCR, HBB…

Phiên sáng: Mua vào hay cơ hội xả hàng với giá tốt?

Thị trường khép lại phiên giao dịch buổi sáng với sắc xanh và tím gần như toàn diện. Thanh khoản tăng đáng kể so với hai phiên cuối tuần trước. Dù lượng xả hàng là không nhỏ nhưng bên mua vẫn tự tin gom vào ở mức giá cao.

Thống kê hết buổi sáng, HNX có 171 mã tăng giá, với 49 mã tăng kịch trần, trong đó có một số mã thuộc họ chứng khoán như KLS, AVS, SHS, APS, ORS… Những mã khá dù không đạt mức giá trần nhưng cũng có biên độ khá mạnh như VND (+5.56%), PVX (+4.82%), SCR (+5.02%), BVS, HBB, VCG… Điều này giúp HNX-Index tăng 1.32 điểm, ứng với 1.92% lên 70.23 điểm.

Giao dịch vượt xa vài phiên trước, đạt 33.26 triệu đơn vị, tương đương 328.41 tỷ đồng. Trong đó, KLS dẫn đầu với trên 4 triệu đơn vị.

Sàn HOSE, độ rộng của thị trường có phần co hẹp lại khi VN-Index tăng 4.87 điểm, tương ứng 1.16% đạt 423.08 điểm. Trước đó, chỉ số này từng bứt phá mạnh hơn 5 điểm áp sát mốc 525 điểm.

Các mã như VNM, BVH, HAG, DPM, PVF, SSI, VCB tiếp tục tăng khá mạnh góp phần hỗ trợ vững chắc cho VN-Index. Trong khi đó, STB, CTG, VIC, MSN tạm thời quay đầu giảm nhẹ.

Tổng kết buổi sáng, thị trường ghi nhận 183 mã tăng giá, với khoảng 56 mã tăng kịch trần. Giao dịch đạt khoảng 34.5 triệu đơn vị, tương đương 486 tỷ đồng. Đáng chú ý trong phiên khi OGC bứt phá mạnh và tăng kịch trần, đạt 13,700 đồng/cp, giao dịch cũng dẫn đầu toàn sàn với 2.78 triệu đơn vị, SAM cũng tăng hết biên độ và đạt 2.7 triệu đơn vị.

Một số đầu cơ tăng trần với dư mua tuyệt đối gồm VNE, PVT, KTB, CSM, VPK, BGM, ITC, PXL, HQC, PTC, KMR… trong khi vài mã khác như SAM, OGC, DRH, VIP… dù tăng trần nhưng lượng bán lại chiếm chủ yếu.

10h45: Kỳ vọng T+2, thị trường đồng loạt tăng mạnh

Những phút lình xình giữa phiên đã nhanh chóng tan biến với thông tin về việc UBCK có khả năng rút ngắn giao dịch xuống T+2 và T+1 trong thời gian tới. Thị trường phục hồi khả quan và dễ dàng vượt qua các ngưỡng kháng cự. Thanh khoản cũng tăng trưởng một cách đáng mừng.

Thống kê đến khoảng 10h45, với 160 mã tăng giá tại HOSE, VN-Index cộng thêm 4.31 điểm, tương ứng 1.03% lên 422.52 điểm, giao dịch đạt khoảng gần 27 triệu đơn vị, tương đương 368 tỷ đồng.

VNM tạm thời thu hẹp biên độ tăng giá còn 3.59% đạt 101 ngàn đồng. Nhiều bluechips khác tăng giá, đặc biệt SSI tăng sát trần, BVH tăng gần 3%, OGC, ITA, SAM, PVF, DPM, HSG, REE… đều tăng trên dưới 4% là động lực để thị trường bứt phá.

Những mã như PVT, VNE, PTC, KTB, NVT, KBC, KSS… thu hút dòng tiền đầu cơ khá mạnh. Không ít mã có dư mua trần tuyệt đối.

HNX-Index cũng bứt phá qua mốc 70 điểm khi tăng gần 2% lên trên 70 điểm. Giao dịch hơn 24 triệu đơn vị, tổng cộng toàn sàn có gần 150 mã tăng giá. Những bluechips như KLS, VND thuộc nhóm chứng khoán và một vài mã nhỏ hơn như APS, SHS, AVS, HPC, ORS… đều bứt phá lên giá trần với dư mua áp đảo càng khiến nhà đầu tư ngắn hạn trút bỏ được tâm lý bi quan.

9h40: Tăng nhiều nhưng "xẹp" cũng nhanh

Thị trường bất ngờ “tím tái” trong hơn 30 phút đầu mở cửa, các chỉ số bật khá mạnh với hàng trăm mã tăng giá. Tuy nhiên, giao dịch vẫn còn rất khiêm tốn, chưa đến 200 tỷ đồng trên cả hai sàn.

Tính đến 9h40, thị trường ghi nhận 125 mã tăng giá trên sàn HOSE và 102 mã tại sàn HNX. Trong đó có khá nhiều mã vốn hóa lớn.

Cụ thể, ở HOSE với sự dẫn dắt của VNM tăng kịch trần, các mã còn lại trong rổ VN30 hầu hết đều tăng giá mạnh như DPM, PVF, SSI, BVH, DIG, REE, HSG, PVD… chỉ có một số ít mã giảm nhẹ như CTG, STB và đứng giá. Tuy nhiên, lượng chốt lời đối với VNM cũng xuất hiện nhiều hơn.

Nhiều mã đầu cơ tăng kịch trần như PTC, HQC, LGC, VPK nhưng lượng chốt lời giá cá cũng thể hiện khá rõ.

Điều này ảnh hướng đến đà tăng của VN-Index. Sau khi tăng hơn 4 điểm, chỉ số có dấu hiệu thu hẹp trở lại.

HNX-Index cũng có lúc bật tăng hơn 1 điểm, tức trên 1% so với tham chiếu nhằm tiếp cận mốc 70 điểm nhưng cũng bị bên bán “dội bom”. Do vậy, chỉ số tiến về gần sát mốc 69 điểm dù các mã cổ phiếu lớn như KLS, PVX, VND, SCR, SHS… vẫn còn tăng khá với biên độ trên dưới 3%.

Một số mã thuộc họ chứng khoán như AVS, APS, ORS, WSS, BVS… tăng giá mạnh nhưng lượng bán ra cũng không nhỏ ở mức giá cao.

Mở cửa: Sắc xanh tiếp tục duy trì

Các chỉ số mở cửa tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần, tuy nhiên diễn biến giao dịch cho thấy nhà đầu tư vẫn còn rất thận trọng thể hiện qua hầu hết lệnh mua đều ở mức giá thấp. Dòng tiền nhỏ giọt vào thị trường.

Tại HOSE, 15 phút khớp lệnh thứ nhất, lệnh mua lẫn lệnh bán ATO đều khá hiếm hoi. VNM tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp nhờ thông tin phát hành cổ phiếu thưởng, BVH, SSI , GAS cũng có dấu hiệu nhích nhẹ góp phần hỗ trợ cho VN-Index và VN30.

Nhờ lực đỡ này mà VN-Index tăng 1.08 điểm, tương ứng 0.26% đạt 419.29 điểm. Giao dịch khá yếu, với khoảng 997,500 đơn vị chuyển nhượng, trong đó VNM lại có giao dịch nhiều nhất với hơn 177 ngàn đơn vị, tiếp theo là OGC, PTC, VPK…

Những mã tăng giá mạnh vài ngày gần đây như VPK, LGC, PTC, VNS… tiếp tục tăng kịch trần với lực cầu áp đảo.

Lực cầu tiếp tục được củng cố bởi các mã bluechips khác giúp VN-Index dần vượt mức 420 điểm. Giao dịch tăng gấp đôi chỉ sau 5 phút của đợt khớp lệnh mở cửa.

Sàn HNX cũng nhích từ từ qua khỏi mốc 69 điểm. Đến 9h20, chỉ số này tăng 0.32 điểm, tức 0.48% lên 69.24 điểm. Thanh khoản tăng khá với hơn 3.3 triệu đơn vị, tương đương 31.62 tỷ đồng.

Những mã bluechips như ACB, KLS, PVX, VND, SCR, SHS… lần lượt tăng giá tạo nên sự hỗ trợ cho chỉ số lẫn tâm lý nhà đầu tư.

Viết Vinh (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 06-10/08: 4 tín hiệu tích cực có giúp thị trường khởi sắc? (05/08/2012)

>   Chứng khoán Tuần 30/07 - 03/08: Đã xuất hiện hoạt động bắt đáy vào cuối tuần? (03/08/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 03/08: Lại tăng trong nghi ngờ (03/08/2012)

>   Vietstock Daily 03/08: Tín hiệu dò đáy rất tích cực! (02/08/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 02/08: Cầm được "máu", sắc xanh sẽ sớm trở lại? (02/08/2012)

>   Vietstock Daily 02/08: Mua khi và chỉ khi… giá giảm? (01/08/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 01/08: “Gom hàng” khi tin xấu, đà giảm rút ngắn cuối phiên (01/08/2012)

>   Vietstock Daily 01/08: Quyết liệt nới lỏng tiền tệ, tài khóa để “giải cứu” doanh nghiệp? (31/07/2012)

>   KSH: Lãi ròng công ty mẹ quý 2 giảm 71%, chỉ đạt 587 triệu đồng (31/07/2012)

>   KSH: Lãi ròng công ty mẹ quý 2 giảm 71%, chỉ đạt 587 triệu đồng (31/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật