Thứ Sáu, 31/08/2012 14:25

Nền kinh tế như một cơ thể “thiếu máu”

"Từ quý 2 năm nay, nền kinh tế Việt Nam như một cơ thể vừa thiếu máu, vừa không tiếp nhận được máu; doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động, ngân hàng không tăng được tín dụng, nợ xấu như "cục máu đông” gây tắc nghẽn dòng vốn trên thị trường”, đó là nhận định của chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Trần Du Lịch tại hội thảo "Ngân hàng và doanh nghiệp – Khơi thông nguồn vốn”, tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 30-8.

Tồn kho tăng cao

Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch: "Tính tới tháng 8, những vấn đề kinh tế vĩ mô đặt ra chưa có gì mới, đó là hệ quả suốt 4 năm "kinh tế Việt Nam lên bờ xuống ruộng”. Chúng ta đang nói tới tái cơ cấu, đó là một cuộc đại phẫu thuật. Nhưng phẫu thuật mà sức khỏe không ổn định thì khó mà phẫu thuật”. Như vậy, suốt năm 2011, nói chính sách tiền tệ chặt chẽ nhưng thực chất là thắt chặt khiến tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh. Trong khi sản xuất tăng trưởng chậm lại, tình hình tồn kho lại tăng lên. Chỉ số tồn kho đã tăng mạnh từ tháng 3, sau đó có xu hướng giảm dần nhưng ở mức cao hơn nhiều so với các năm trước. Tính đến thời điểm ngày 1-7, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21% so cùng kỳ năm 2011, trong khi chỉ số này ở cùng thời điểm 2011 là 16%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao, như sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 103,3%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 98,5%... Các doanh nghiệp đều đánh giá các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm là tiêu cực. Vấn đề nóng nhất hiện nay là hàng tồn kho chất đống và số doanh nghiệp phá sản tăng liên tục từ 2011 đến nay.

Vì vậy, trong thời điểm này, để giảm lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp nên tổ chức lại và mở rộng thêm kênh phân phối, chẳng hạn như đưa hàng về nông thôn, giao hàng tận tay tiểu thương... chú trọng hơn vào các thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là cần kích thích thị trường bằng cách hỗ trợ bằng kênh đầu tư Chính phủ.

Vốn không chảy vào sản xuất

Nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang trong tình trạng thiếu "máu”, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục bơm 80.000 tỷ đồng qua nhiều kênh nhưng tín dụng cũng chỉ tăng 1,4%. Trên thực tế trong 8 tháng đầu năm huy động vốn vẫn tăng 8% nhưng dư nợ tín dụng rất thấp trong khi đó mục tiêu đề ra khoảng 15-17%. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng tín dụng 2012 còn khoảng 8-10%. Song song đó, lãi suất đã liên tục giảm, cụ thể: các khoản vay mới là 12-13% còn một số khoản vay cũ kéo xuống dưới 15%. Đến thời điểm hiện nay Ngân hàng Nhà nước vẫn bơm tiền để giải quyết thanh khoản, mua ngoại tệ... nhưng tình hình tăng vốn đang rất khó khăn, vốn không vào được sản xuất của doanh nghiệp... Bên cạnh đó, nguy cơ mất thanh khoản của ngân hàng luôn đe dọa. Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng nợ xấu không kiểm soát nổi vì con số đưa ra lệch nhau quá lớn. Mấu chốt dẫn đến tắt nghẽn dòng vốn trên thị trường vẫn là nợ xấu. Do đó, cần đẩy mạnh thực hiện các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp.

TS. Trần Du Lịch dự báo, trong năm 2013, nền kinh tế vẫn tăng trưởng chậm ở mức khoảng 5%. Nền kinh tế Việt Nam phải tự cứu mình bằng thị trường trong nước chứ không thể trông chờ vào sự đột biến của thị trường thế giới.

Thanh Giang

Đại Đoàn Kết

Các tin tức khác

>   Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5% (31/08/2012)

>   CPI cả năm chỉ nên từ 7% đến 7,5% (31/08/2012)

>   Sàng lọc để tìm kiếm những dự án FDI hiệu quả (30/08/2012)

>   Tăng trưởng GDP sẽ được đẩy nhanh trong nửa cuối năm (30/08/2012)

>   Tập đoàn Mercatus Capital tiếp vốn cho y tế (30/08/2012)

>   CPI sẽ tăng 0,199% theo giá xăng dầu (29/08/2012)

>   Kinh tế 8 tháng: Những chỉ báo rủi ro (29/08/2012)

>   Căn bệnh thập kỷ của doanh nghiệp Việt Nam (29/08/2012)

>   Chuyên gia Vũ Đình Ánh: Nên tiếp tục hạ trần lãi suất huy động xuống 8%/năm (29/08/2012)

>   Lãi suất cho vay có thể về mức 10% cuối quý III/2012 (28/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật