Thứ Năm, 16/08/2012 17:07

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đồng loạt đi “thị sát”

Tính riêng những ngày đầu tháng 8, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng hàng loạt NHNN các tỉnh, thành phố đã gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn, lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Đồng loạt đi "thị sát"

Những ngày đầu của tháng 8, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, từ Thống đốc đến các Phó Thống đốc đều khá bận rộn khi cùng luân phiên đi “thị sát”, lắng nghe những khó khăn của doanh nghiệp ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước, như Thanh Hóa, Bình Định, Đắc Lắc, Long An...

Những thông tin liên quan tới số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng sản xuất, hàng tồn kho, tình hình tài chính, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng… đều được các NHNN tỉnh, chi nhánh các ngân hàng công bố tại các buổi gặp gỡ với doanh nghiệp.

Theo thông tin từ NHNN, ngày 10/8 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn bình đã có mặt và đồng chủ trì với lãnh đạo tỉnh buổi đối thoại doanh nghiệp với ngân hàng tại tỉnh Bình Định.

Các doanh nghiệp tại tỉnh này đều phản ánh mức lãi suất cho vay đã xuống dưới 15%/năm. Riêng các doanh nghiệp hiện đang khó khăn, không đủ điều kiện vay vốn tiếp tục vay vốn ngân hàng, đều muốn được các ngân hàng thương mại (NHTM) xem xét giải ngân tiếp để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, giảm chi phí sản xuất, vượt qua khó khăn.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng một số doanh nghiệp (DN) cũng có những hạn chế trong quản trị kinh doanh như tình hình tài chính yếu kém, vốn không có nhưng vay nợ quá nhiều, sử dụng vốn vay sai mục đích… tăng nợ xấu của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng. Các NHTM là trung gian tài chính, huy động vốn từ các tổ chức và người dân, dùng tiền đó để cho vay doanh nghiệp cũng phải đảm bảo chất lượng tín dụng và điều cơ bản là phải giải ngân đúng mục đích.

Để cùng tháo gỡ khó khăn, Thống đốc đề nghị các NHTM phải phối hợp chặt chẽ với các DN để xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ cho các DN tiếp tục tồn tại, ổn định sản xuất kinh doanh, nhưng các NHTM cũng luôn phải chú ý đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng.

Trước đó, trong các ngày 7,8,9 tháng 8, lãnh đạo NHNN trong đó các Phó Thống đốc NHNN, Nguyễn Đồng Tiến và Trần Minh Tuấn, Lê Minh Hưng cũng đã có mặt tại buổi gặp gỡ ngân hàng với doanh nghiệp tại các tỉnh Thanh Hóa, Cà Mau, Đắc Lắc, Long An…

Hầu hết doanh nghiệp các tỉnh đều nên lên thực trạng khó khăn về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành, ngân hàng, UBND tỉnh... hỗ trợ, tạo thuận lợi hơn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tại tỉnh Thanh Hóa, trong buổi gặp gỡ, đại diện các doanh nghiệp đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp cận vốn vay như điều kiện để được vay, việc thế chấp tài sản gặp nhiều vướng mắc; hồ sơ thủ tục vay còn phức tạp; lãi suất cho vay cao... Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã đồng tình với chính sách của Nhà nước, của ngành Ngân hàng về chủ trương hạ lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, gia hạn nợ đối với doanh nghiệp có khó khăn về tài chính tạm thời.

Theo báo cáo của Chi nhánh NHNN tỉnh Thanh Hóa, trong 6 tháng đầu năm, Tổng dư nợ trên địa bàn đạt 35.482 tỷ đồng, tăng 1.665 tỷ đồng (tăng 4,9%) so với đầu năm, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn chiếm tỷ trọng 29,3% tổng dư nợ; dư nợ cho vay các doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) chiếm tỷ trọng 47,3% tổng dư nợ.

Thực hiện các giải pháp của NHNN về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng theo Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ, các chi nhánh NHTM tại tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện rà soát, đánh giá mức độ khó khăn, khả năng trả nợ của từng khách hàng để thực hiện cơ cấu lại kỳ hạn và thời hạn trả nợ đối với khách hàng. Dư nợ cho vay mức lãi suất 15%/năm trở xuống đạt 17.445 tỷ đồng, chiếm 62%/tổng dư nợ, với 195.794 lượt khách hàng.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến đã yêu cầu ngành Ngân hàng trên địa bàn tiếp tục cùng doanh nghiệp tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc một cách cụ thể theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực. Bên cạnh đó, Phó Thống đốc cũng đề nghị các chi nhánh NHTM, tổ chức tín dụng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp theo Thông báo số 198/TB –NHNN ngày 9/7/2012 của Thống đốc NHNN.

Tại các tỉnh khác, sau khi lắng nghe doanh nghiệp, các lãnh đạo NHNN đều đã yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh phải phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành có hành động tích cực cùng UBND các tỉnh tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp.

Phải hỗ trợ lập phương án vay vốn khả thi cho khách hàng

Tiếp trong ngày 15/8, NHNN đã có văn bản số 5120/NHNN-TD yêu cầu NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn để cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, để công tác phối hợp giữa NHNN và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được triển khai hiệu quả, NHNN đề nghị NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hiệp hội, ngành nghề trên địa bàn chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trên địa bàn (số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng sản xuất, hàng tồn kho, tỷ lệ hàng tồn kho, tình hình tài chính, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng…), từ đó phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn đề xuất các giải pháp hỗ trợ và mở rộng tín dụng cho phù hợp, hiệu quả đối với từng ngành nghề, lĩnh vực của địa phương.

Ngoài ra, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố được giao làm đầu mối, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn rà soát, đánh giá cụ thể thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có triển vọng tốt, có khả năng phát triển, vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.

NHNN cũng yêu cầu, trên cơ sở quy hoạch tổng thể về phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố phải phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn khách hàng xây dựng và lập các phương án sản xuất, kinh doanh khả thi để được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay, tập trung đầu tư cho vay vào những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương.

Theo báo cáo mới nhất của NHNN, hiện, lãi suất cho vay đối tượng nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu của các NHTM Nhà nước đang có mức phổ biến là 10%-13%/năm, thấp nhất là 9%/năm. Đối với các THTM cổ phần, lãi suất cho vay đối tượng này có mức thấp nhất là 11%, mức phổ biến là 11%-13%/năm.

Đinh Bách

vnmedia

Các tin tức khác

>   TPHCM: Lãi suất vay dưới 15%/năm chiếm 76% tổng dư nợ (16/08/2012)

>   HDBank được nâng mức tăng trưởng tín dụng 30% năm 2012 (16/08/2012)

>   Xin - cho chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và những hệ lụy (16/08/2012)

>   Vietbank mua lại trụ sở cũ của Techcombank (16/08/2012)

>   Sacombank ưu đãi cho vay du học, lãi suất 14%/năm (16/08/2012)

>   Dòng tiền đầu tư chuyển hướng (16/08/2012)

>   8 ngân hàng chiếm 25% lợi nhuận toàn thị trường (16/08/2012)

>   Techcombank: Moody's xếp hạng tín nhiệm độc lập ở mức “E+” (16/08/2012)

>   Chuyên gia ANZ: Có dấu hiệu nới lỏng tiền tệ, tài khóa (16/08/2012)

>   HDBank & Petechim ký kết thỏa thuận hợp tác (16/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật