Thứ Năm, 09/08/2012 13:21

Chứng khoán - Ngân hàng: Từ ngang hàng thành lệ thuộc

Một trong những thông tin phản ánh nhanh và mạnh nhất đến TTCK chính là lãi suất (LS) ngân hàng (NH). Thường thì LS giảm sẽ tác động tích cực đến TTCK và ngược lại, LS tăng có thể đẩy TTCK diễn biến tiêu cực. Nhưng nếu xem lại chức năng của TTCK là kênh huy động vốn cho nền kinh tế, chia sẻ với NH, thì mối quan hệ NH và TTCK nêu trên đang bất cập.

Từ chỗ tạo sân sau chuyển sang bỏ mặc

LS giảm, chi phí lãi vay của doanh nghiệp (DN) giảm, đỡ gánh nặng, tăng kỳ vọng của NĐT vào KQKD và như vậy TTCK sẽ có diễn biến khả quan. Mặt khác, LS giảm nghĩa là dòng tiền sẽ được bơm vào nền kinh tế và chứng khoán (CK) sẽ là kênh hưởng lợi.

Ở đây, dễ thấy điểm vô lý là TTCK được Nhà nước lập ra nhằm huy động vốn từ dân chúng để phát triển. Nhưng cuối cùng, NĐT lại chờ đợi dòng tiền của Nhà nước nuôi TTCK phát triển.

Từ các mối quan hệ này, có thể dễ dàng thấy được 2 thực trạng: vai trò vốn của dân cư, vốn xã hội đang trở nên “yếu thế” trên TTCK, trong khi nguồn vốn từ NH lại có khả năng chi phối cực lớn. Vốn xã hội đang có dấu hiệu đi sau vốn NH trên TTCK và trong một chừng mực nào đó CK không khác gì sân sau của NH.

Thời CK huy hoàng, TTCK vẫn lệ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng.
Thời CK huy hoàng, TTCK vẫn lệ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng.

TTCK đã phát huy chức năng huy động những nguồn tiền nhàn rỗi một cách tốt nhất vào giai đoạn 2006-2007. Nhưng tại thời điểm đó, các NH cũng đã “vô tình” xâm nhập ảnh hưởng của mình vào CK bằng cách cho vay để đầu tư CK, mặc dù hoạt động này sau đó đã bị hạn chế nhưng cũng đã phần nào tạo ra thói quen: đánh CK thì phải vay.

Năm 2009, vốn vay còn lún sâu hơn nữa đối với thị trường thông qua các sản phẩm đòn bẩy tài chính của CTCK dành cho NĐT. Tiền đâu để CTCK cho NĐT vay? Tất nhiên là từ các NH và những CTCK (nổi lên một thời nhờ đòn bẩy tài chính) có NH mẹ đứng sau đỡ đầu. Tiền từ NH lại tạo ảnh hưởng sâu rộng hơn vào TTCK, bất chấp những rủi ro có thể nhìn thấy trước.

Từ sự lệ thuộc này, vô số hệ quả khác nhau đã xảy ra. Điều dễ thấy là cho đến thời điểm này đa phần CTCK “phất” lên nhờ có NH mẹ “đỡ đầu” đều có kết cục khá bi thảm: thua lỗ, tái cấu trúc, sa thải nhân viên. Bản thân NH hay các tổ chức tài chính cũng “lậm” khi cấp tín dụng cho CTCK khá thoải mái và dẫn đến những hệ quả như trường hợp của CTCK SME.

Chính vì vậy mà hiện nay khi cho CTCK vay, câu đầu tiên NH hỏi CTCK: Tài sản thế chấp ở đâu hoặc siết mức lãi suất rất cao với lý do “CK quá rủi ro”. Từ chỗ quá thoải mái chuyển thành quá cẩn trọng, dòng tiền từ NH cấp cho CTCK hạn chế, tất nhiên TTCK không có dòng tiền margin (đòn bẩy từ NH) cũng khó lòng tăng mạnh.

Thực tế, không chỉ thị trường thứ cấp (tức thị trường của những CP niêm yết) bị ảnh hưởng từ vốn NH, mà ngay cả thị trường sơ cấp, với những đợt IPO cũng chẳng khác gì. Một số đợt IPO của các công ty lớn trong thời gian qua được dân CK nói nhỏ với nhau rằng, nếu người mua không được cho vay, sẽ khó lòng bán hết CP.

Vai trò cơ quan quản lý?

Đến đây, có thể đặt ra câu hỏi: Nếu không có vốn từ NH, liệu TTCK có “sống” nổi hay không? Thử lấy trường hợp của CTCK ACB (ACBS), đây là CTCK của NHTMCP hàng đầu, nhưng ngay tại thời điểm hoạt động margin phát triển mạnh mẽ nhất, ACBS vẫn khá “bảo thủ” trong việc triển khai các sản phẩm này.

Nhưng ACBS vẫn luôn thuộc nhóm CTCK có thị phần lớn nhất thị trường. Điều đó cho thấy, dù không có hoạt động margin, CTCK nếu có cách vẫn có thể “sống” và sống khỏe. Đối với DN kém chất lượng, khả năng huy động vốn một cách dễ dãi từ TTCK xem như chấm dứt và cho dù TTCK hồi phục cũng sẽ như vậy.

Ngược lại, DN tốt vẫn có thể huy động vốn từ các cổ đông. Nhìn lại trong năm 2012, các DN lớn có CP là blue chip trên sàn khi phát hành CP đều không quá khó. Như vậy, DN muốn huy động vốn từ TTCK sẽ phải hoàn thiện chính mình từ hiệu quả kinh doanh, cho đến minh bạch thông tin…

Đứng trên góc độ NĐT, thói quen sử dụng margin khi giao dịch không dễ gì thay đổi một sớm một chiều. Tuy nhiên, nếu tiếp tục sử dụng margin trong khi TTCK không thể có những đợt sóng như giai đoạn 2006-2007 hay 2009, NĐT cầm chắc thua lỗ.

Gần nhất có thể thấy là việc TTCK đã “đi” khá nhanh từ tháng 2 cho đến cuối tháng 4, nhưng đã điều chỉnh rất mạnh vào tháng 5, rất nhiều NĐT sử dụng margin đã bị thua lỗ nặng. Những kiểu đánh lướt sóng, sử dụng margin, mua CP đầu cơ theo tính chất “cờ bạc” dần dà sẽ phải thay đổi.

Yếu tố đầu cơ, thậm chí cờ bạc là không thể tránh khỏi trên các loại thị trường, nhưng đó không phải là nền tảng để phát triển thị trường và phải được đưa vào khuôn khổ. Thị trường đã quá quen với mối quan hệ dòng tiền margin tăng/giảm thị trường sẽ tăng/giảm theo, nhưng giờ đây hoạt động này đã được luật hóa.

Đến đây có thể thấy vai trò của các cơ quan quản lý là cực kỳ quan trọng trong việc giám sát hoạt động margin đi vào khuôn khổ. Đâu đó vẫn còn những râm ran về chuyện CTCK lách luật, từ chỗ tỷ lệ ký quỹ/cho vay là 6/4 khi thị trường nổi sóng lập tức đảo thành 4/6 thậm chí 3/7.

Nhưng nếu những đợt thanh kiểm tra của UBCKNN tại CTCK thật chặt chẽ, nghiêm minh, những rủi ro “tự phát” như vậy sẽ giảm thiểu, sự lệ thuộc vào vốn vay trên TTCK cũng giảm, bằng không sự lệ thuộc này vẫn cứ tiếp diễn và điều đó sẽ không thể đưa TTCK phát triển với đúng chức năng của nó.

Thái Ca

Sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Vì sao chưa có công ty chứng khoán nào phá sản? (09/08/2012)

>   ACBS ra mắt giao diện website mới (09/08/2012)

>   TTCK: Thời điểm sàng lọc đã đến (09/08/2012)

>   09/08: Bản tin 20 giờ (09/08/2012)

>   Chứng khoán Beta "soán ngôi" chót bảng của HBSC về an toàn vốn khả dụng (08/08/2012)

>   VND thoát diện cảnh báo từ 09/08 (08/08/2012)

>   SPV anh là ai? (08/08/2012)

>   Thị trường đảo mạnh, vì sao? (08/08/2012)

>   LGC lên tiếng việc giá cổ phiếu tăng 10 phiên liên tục (08/08/2012)

>   TTCK: Tìm những cánh tay đồng thuận (08/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật