Chứng khoán Mỹ: Bán tháo trước hoài nghi về Fed và nỗi lo tăng trưởng toàn cầu
Kỳ vọng về gói kích thích của Fed dần tan biến và các số liệu kinh tế của Trung Quốc cũng như Eurozone cho thấy kinh tế toàn cầu đang chững lại. Dow Jones giảm phiên thứ tư liên tiếp còn S&P 500 rớt mạnh nhất trong một tháng.
* Mỹ là điểm sáng nhất trong bức tranh tối của nền kinh tế toàn cầu
* CBO: Năm 2013, kinh tế Mỹ có thể rơi trở lại suy thoái
Tình trạng xả hàng diễn ra ngay từ đầu phiên sau khi xuất hiện thông tin sản xuất tại Trung Quốc chạm mức thấp nhất trong 9 tháng trong khi sản xuất tại Eurozone cũng suy giảm tháng thứ 7 liên tiếp. Bên cạnh đó, Bộ Lao động Mỹ thông báo số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp gia tăng.
Tất cả 10 nhóm ngành của S&P 500 đều đóng cửa trong sắc đỏ, mạnh nhất là nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu vốn rất nhạy cảm với các thông tin kinh tế khi để mất 1.7%.
Trong khi đó, đà sụt giảm của cổ phiếu Hewlett-Packard (HP) đã đè nặng lên nhóm cổ phiếu công nghệ nhưng S&P 500 vẫn giữ vững được ngưỡng hỗ trợ 1,400 điểm và đây được xem là một tín hiệu tích cực.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones rớt 115.30 điểm (0.88%) xuống 13,057.46 điểm, chỉ số S&P 500 hạ 11.41 điểm (0.81%) xuống 1,402.08 điểm, chỉ số Nasdaq Composite giảm 20.27 điểm (0.66%) xuống 3,053.40 điểm.
Hiện S&P 500 đã tăng gần 10% so mức đóng cửa ngày 01/06 nhưng đà sụt giảm gần đây khiến chỉ số này đang hướng đến tuần giảm điểm đầu tiên trong 7 tuần.
Khối lượng giao dịch thưa thớt với khoảng 5.23 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên ba sàn New York, American và Nasdaq; thấp hơn mức trung bình hàng ngày năm nay là 6.62 tỷ cổ phiếu.
Trên sàn New York, số cổ phiếu giảm vượt số cổ phiếu tăng với tỷ lệ 2,036/906. Trên sàn Nasdaq, số cổ phiếu giảm vượt số cổ phiếu tăng với tỷ lệ 1,657/800.
Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 23/08:
Phước Phạm (Vietstock)
FFN
|