Thứ Hai, 27/08/2012 07:40

Câu chuyện SHB cứu Thủy sản Bình An

Thông tin Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng (DATC) và NTB cứu Thủy sản Bình An đến giờ vẫn chỉ là thông tin, chưa đi vào cụ thể vì chưa thấy ai chuyển tiền để trả cho nông dân nuôi cá, những người đang gây áp lực lớn với Bình An (BAF).

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thì khác, bằng những văn bản bảo lãnh thanh toán tín dụng với VDBBIDV, SHB đã chịu trách nhiệm thanh toán cho hai ngân hàng này số tiền khoảng 500 tỷ đồng nếu Bình An không có khả năng. Đổi lại, SHB sẽ đứng tên thay Bà Diệu Hiền trong đăng ký kinh doanh Bình An.

Theo luật phá sản, cổ đông là người thụ hưởng cuối cùng khi thanh lý công ty, và thường là mất trắng vì thật khó cho một công ty phá sản trả đủ tiền cho các chủ nợ. Từ nay, nếu Bình An phải mở thủ tục phá sản, VDB và BIDV thở phào sung sướng vì đã đổi những cổ phiếu vô giá trị lấy những khoản tiền thật khổng lồ từ một ngân hàng. Ngoài hai khoản bảo lãnh trên, những khoản bảo lãnh khác nếu có vẫn là ẩn số.

Khi đăng ký kinh doanh mới được ký, SHB có thuận lợi khi cứu và đưa Bình An vào hoạt động bình thường hay không? Câu trả lời có lẽ là đầy khó khăn phía trước. Bình An có nợ đến non 1,800 tỷ, nay mới giải cứu hơn 500 tỷ thì vẫn còn đó 1,300 tỷ, nhất là trong đó có nợ nông dân gần 300 tỷ đồng.

Đã có 3 bản án của Tòa Kinh tế buộc Bình An trả nợ. Khi một bản án được thi hành, tài sản Bình An được đấu giá thi hành án thì những chủ nợ chưa khởi kiện sẽ nhanh chân đòi nợ qua Tòa. Để cứu Bình An, SHB sẽ phải bỏ thêm gần như toàn bộ tiền trả nợ cho Bình An để nhận lại tài sản Bình An hiện có. Nói cách khác, SHB sẽ chi ra gần 1,800 tỷ để đổi lấy Bình An.

Có thể thấy, có vài phương án khác để cứu lấy việc làm của công nhân, quy mô sản xuất cá tra tại Bình An mà không cần phải đổ nhiều tiền đến thế. Thứ nhất, chờ thanh lý Bình An để mua lại nhà máy và khôi phục hoạt động. Phương án này sẽ bảo đảm giá mua nhà máy phù hợp thị giá, quyền sở hữu đảm bảo. Thứ hai, có thể thuê Bình An gia công, phương án này không sợ bị chủ nợ xiết tồn kho hoặc tiền bán hàng bị phong tỏa trả nợ. Hai phương án này loại bỏ rủi ro cho SHB cũng như không chấp nhận việc méo mó trong hoạt động cho vay, bán thiếu mà trong đó, một “mạnh thường quân” đã bù đắp hết cho những người cho vay, cho nợ quá khó khăn trong việc thu hồi vốn.

Ý tưởng rằng một Bình An khôi phục hoạt động sẽ mang lại lợi nhuận bù đắp được những khoản nợ khổng lồ hiện nay là điều khó khả thi. Trong quá khứ, khi chế biến cá tra thuận lợi thì Bình An đã không có hiệu quả, vì nếu có đã không để lai hiện trạng như hiện nay. Hiện nay, ngành cá tra có công suất chế biến thừa so nhu cầu nên việc cạnh tranh trở nên gay gắt. Với tổng khoản nợ gần 1,800 tỷ đồng, lãi suất khổng lồ là mức khó vượt qua để Bình An sau khôi phục có lãi để trả dần nợ gốc.

Con đường giải cứu Bình An của SHB vẫn còn phía trước. SHB sẽ chuyển tiền cho Bình An trả nợ bằng phương án nào sẽ là điều lý thú. Nếu qua ngõ tín dụng thì không phù hợp với nguyên tắc tiền vay có vật tư hàng hóa tương ứng (vì trả nợ cũ), nên không thể trả nợ SHB bằng luân chuyển vốn vay qua dạng sản xuất – tiêu thụ. Nếu bằng góp vốn vào Bình An thì gặp trở ngại ở Quy định khống chế tỷ lệ góp vốn của một ngân hàng tại một đơn vị cũng như tổng mức góp vốn, đầu tư của một ngân hàng so vốn chủ sở hữu.

Sau khi nhập HBB vào, SHB tuy có quy mô lớn hơn nhưng lại có một hiện trạng khó khăn hơn, đó là nợ xấu cao. Trong nhiều năm, SHB sẽ gần như không lãi vì phải bù đắp mất vốn từ Vinashin, Vinalines và những khoản nợ mất vốn khác. Nay với những khó khăn khi phải đối mặt với công cuộc giải cứu Thủy sản Bình An, những nhà đầu tư vào SHB mong rằng Ban lãnh đạo Ngân hàng chọn ra được phương án hiệu quả nhất vì lợi ích tốt nhất của ngân hàng và cổ đông SHB theo điều 119 Luật Doanh nghiệp.

Nguyễn Đình Dũng (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Nông dân cánh đồng mẫu nhiều cơ hội trở thành cổ đông? (26/08/2012)

>   BMP soán ngôi và kế sách của NTP (26/08/2012)

>   Cổ đông BBC hồi hộp chờ khoản đền bù của PVI (25/08/2012)

>   Nợ của Bianfishco sẽ được xử lý thế nào? (25/08/2012)

>   Thêm một Vina... (25/08/2012)

>   SHB tham vọng tái cấu trúc thành công Bianfishco (25/08/2012)

>   CLG: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 10 (24/08/2012)

>   IJC: Ông Đỗ Quang Ngôn tiếp tục làm tổng giám đốc (24/08/2012)

>   VCBS: Thay đổi người đứng đầu chi nhánh TPHCM (24/08/2012)

>   ACBS: Thay đổi người đứng đầu Chi nhánh Khánh Hòa (24/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật