Chủ Nhật, 26/08/2012 21:43

Nông dân cánh đồng mẫu nhiều cơ hội trở thành cổ đông?

Có 596 nông dân trong số 9.600 nông dân tham gia chương trình cùng nông dân ra đồng từ các tỉnh thành khu vực phía Nam do công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) phát động cách đây bảy năm, đã trở thành những nông dân ưu tú.

Trong buổi lễ vinh danh những nông dân ưu tú tại trường đại học Cần Thơ, ngày 22.8, TS Võ Mai nói: khi còn làm việc cho bộ NN&PTNT tôi đã chú ý chương trình này của AGPPS, câu hỏi ban đầu: "Liệu công ty sẽ làm được gì nào?"

Năm đó, cả miền nam bị dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá. Trước đó, thực sự chỉ có một vài doanh nghiệp mời nhà khoa học tham gia các chương trình nghiên cứu cách trị rầy. AGPPS là đơn vị tiên phong đưa FF (Farmer’s Friends- bạn nhà nông) ra đồng cùng nông dân.

FF cùng nông dân tạo sinh khí mới

Giám đốc Trung tâm khuyến nông Long An mường tượng khi chương trình này phát triển tới đoạn các FF ra đồng cùng nông dân thì đó là cánh tay nối dài của hoạt động khuyến nông, có phần chi tiết hơn, cụ thể và hiệu quả hơn nếu so mục tiêu của khuyến nông.

Ông Phan Thanh Tòng, ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, 6 năm tham gia chương trình Cùng nông dân ra đồng, so sánh chương trình Chữ thập đỏ và chương trình Hướng về nông dân có điểm tương đồng về mục tiêu và trách nhiệm với cộng đồng. Cùng nông dân ra đồng giúp bà con bớt nghèo nên vận động nông dân làm từ thiện, ai nấy rất đồng tình. Hàng tháng góp tiền giúp đỡ người nghèo một triệu ngoài.

Ông Thạch Kiên, ở huyện Tiểu Cần, Trà Vinh, phiên dịch viên chân đất tiếng Khmer cho FF giúp bà con trong phum sóc hiểu cách làm lúa đưa năng suất từ 4 tấn lên 10 tấn/ha… Ước gì công ty hỗ trợ thêm 5-6 năm nữa, chắc chắn ấp Cầu Tre của ông sẽ không còn nhà tre lá. Thạch Kiên khoe: “Từ hồi FF giúp ấp Cầu tre tới nay, từ ấp nghèo nay có trên 100 xe tay ga, nông hộ khấm khá nuôi con đi học giỏi - hồi đó có một bác sĩ nay có sáu bác sĩ”.

Những nông dân ưu tú như ông Võ Văn Hùng, An Biên, Kiên Giang, người tự nhận đã “ăn gian” ông Thòn khi vận động tài trợ một cây cầu nhưng “chiết” ra làm hai cây cầu cho hai cái xóm nghèo, mong "việc xây dựng vùng nguyên liệu khép kín, FF hướng dẫn bà con trồng lúa hiệu quả thì vận động xây cầu không có gì khó”. Ông Hùng đã vận động nông dân góp tiền xây được mười cây cầu…nhờ dân trong vùng nguyên liệu đã khá lên.

Ông Võ Văn Á, phó ban điều hành chương trình Hướng về nông dân (cùng nông dân ra đồng, cùng nông dân chăm sóc sức khỏe và cùng nông dân giải trí) cho biết từ năm 2007 tới nay chương trình đã hình thành mạng lưới gồm 9.600 nông dân; 1.109 người trong số này (không phân biệt tuổi tác, giới tính) đã đạt tiêu chí nông dân ưu tú.

Cổ đông nông dân sẽ cân bằng với nhà đầu tư nóng

Xây dựng vùng nguyên liệu qua cánh đồng mẫu lớn, ký kết hợp đồng cung cấp vật tư đầu vào, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hỗ trợ thu hoạch bảo quản, mua lúa của nông dân… Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đang đầu tư muốn nâng diện tích vùng nguyên liệu - cánh đồng mẫu- từ 25.000 ha (2012) lên 50.000-60.000 ha lúa, cung ứng gạo cho các cụm chế biến gồm 12 nhà máy vào năm 2018, sản lượng lúa đáp ứng nhu cầu của các nhà máy này khoảng 2,4 triệu tấn/năm. Các nông dân ưu tú đáp ứng được tiêu chí - sáu hoạt động cơ bản: học tập, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; sẵn sàng chia sẻ - chuyển giao kỹ thuật theo cách gần gủi, dễ hiểu của nông dân; Cam kết không chơi giấu nghề; Ghi chép - tính toán kinh tế hết sức chi tiết, thúc đầy hoạt động phúc lợi tạo ra hiệu ứng tốt trong việc phát triển nông thôn; cùng FF chia sẻ trách nhiệm chăm lo gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. Nông dân ưu tú ở các vùng nguyên liệu – cũng là nơi xây dựng cánh đồng mẫu - biết cách vận động tuyên truyền kiến thức y tế, hành vi cụ thể để chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Khép kín chu trình tổ chức sản xuất- mua- chế biến đã giúp cho công ty này xây dựng được chuỗi cung ứng và bước đầu đã tạo được lòng tin trên cơ sở phân chia lợi ích nghiêng về phía nông dân.

Ông Huỳnh Văn Thòn, tổng giám đốc AGPPS nói: "Nông dân yên tâm đảm nhiệm vai trò trong sản xuất, thực sự bà con không chỉ đồng hành mà còn góp phần cho sự bền vững của công ty”.

TS Võ Mai nói rằng mới đây thôi khi AGPPS khó khăn trong việc tổ chức đại hội cổ đông, quả thật rất khó khăn để thoát khỏi ý định thôn tính của nhóm cổ đông không mặn mà đầu tư nông nghiệp, chính những nông dân đã lập thành đoàn đến với công ty ủng hộ tinh thần và bà con có nói một ý, muốn hợp tác với công ty nhiều hơn những gì đã làm để xây dựng vùng nguyên liệu qua cánh đồng mẫu và mong muốn trở thành cổ đông của công ty. "Tại sao không?” TS Võ Mai nhấn mạnh.

Rất ít công ty xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo như AGPPS. Trong lịch sử biên niên của mình, công ty này từng tiên phong thực hiện mô hình khép kín từ đầu vào - đầu ra của lúa gạo, có thể những nhà đầu tư nóng đã trót bỏ vốn mua cổ phần ở AGPPS sẽ không thích nhìn những dự án đang triển khai ở Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang… nhưng những nông dân trong những vùng nguyên liệu khấm khá xem đó là một cơ hội mới nếu AGPPS dám tiên phong một lần nữa tạo ra hình mẫu công ty cổ phần nông nghiệp.

Hoàng Lan

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   BMP soán ngôi và kế sách của NTP (26/08/2012)

>   Cổ đông BBC hồi hộp chờ khoản đền bù của PVI (25/08/2012)

>   Nợ của Bianfishco sẽ được xử lý thế nào? (25/08/2012)

>   Thêm một Vina... (25/08/2012)

>   SHB tham vọng tái cấu trúc thành công Bianfishco (25/08/2012)

>   CLG: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 10 (24/08/2012)

>   IJC: Ông Đỗ Quang Ngôn tiếp tục làm tổng giám đốc (24/08/2012)

>   VCBS: Thay đổi người đứng đầu chi nhánh TPHCM (24/08/2012)

>   ACBS: Thay đổi người đứng đầu Chi nhánh Khánh Hòa (24/08/2012)

>   BGM: Báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm 2012 (24/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật