TS Cao Sỹ Kiêm: Bơm tiền vô lối rất nguy hiểm!
Thời gian gần đây, những chính sách kiểm soát thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dần phát huy tác dụng, đặc biệt ở thị trường vàng, USD và lãi suất.
Tuy nhiên, lượng vốn bơm ra thị trường trong thời gian của NHNN không thuyết phục. Lý do là việc bơm tiền ra hiện nay không hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất nữa, mà chỉ tạo điều kiện nới lỏng chính sách tiền tệ.
Vì vậy, thay vì bơm tiền ra, nên khơi thông dòng thứ hai là tiêu thụ sản xuất, hạ tồn kho, tạo sức mua mới. Ví dụ, cấp nhanh và khẩn trương giải quyết những công trình dự án đã có kế hoạch và có vốn để tiền này được triển khai nhanh thì mới có khả năng tiêu thụ sắt, thép, xi măng, nguyên vật liệu, giảm tồn kho cho các đơn vị.
Thứ hai, phải tăng sức mua bằng cách hỗ trợ giá, giảm chi phí để hạ giá thành, hướng dẫn người tiêu dùng tạo nên sức mua hợp lý. Thứ ba, ngoài chính sách, lãi suất phải phối hợp các chính sách tài khóa, đặc biệt là chu kỳ giảm thuế bớt khó khăn, tạo doanh nghiệp chi phí để có thể phát triển sản xuất tốt hơn.
Khi giảm tồn kho xuống thì các doanh nghiệp mới có điều kiện vay vốn lãi suất rẻ, lãi suất đang giảm xuống, lãi suất đầu ra sản xuất kinh doanh. Từ đó, với chính sách tiền tệ, giảm lãi suất cho vay phụ thuộc vào 5 yếu tố và giảm dần, chứ không thể tuyên bố hôm nay giảm lãi suất tiền gửi, mai có thể giảm lãi suất cho vay ngay.
Có 3 nguyên nhân để giải thích cho hành động này.
Thứ nhất, các ngân hàng thương mại (NHTM) chọn, cân đối lại đối tượng vay vốn vì vừa qua, đối tượng cho vay không đảm bảo, nợ quá hạn tăng lên, khả năng vay không trả được nợ. NHTM chỉ đưa vốn vào những nơi có khả năng thu hồi vốn phát huy hiệu quả.
Thứ hai, khi tuyên bố hạ lãi suất tiền gửi xuống, bao giờ các NHTM huy động tiền gửi thấp mới cho vay lãi suất thấp, chưa huy động tiền gửi thấp mà cho lãi suất thấp xuống ngay thì lấy gì để bù vào? NHTM nào có nguồn vốn đầu vào cao thì sẽ vẫn huy động cao lãi suất cao, nếu cho vay thấp không ai bù.
Thứ ba, độ trễ của chính sách được vận hành vài 3 - 4 tháng, chậm nhất 3 tháng, có cả yếu tố quản lý của NHNN, muốn giảm lãi suất xuống thì phải giảm chi phí để chênh lệch đầu ra của NHTM sát lại gần nhau. Thời tôi làm là 2,5 - 3%, nhưng thời gian qua, có lúc lên 3 - 4% nên NHNN phải quản lý chặt chẽ, hạ lãi suất.
Một khi lãi suất vào thực tế thì sẽ có yếu tố cạnh tranh lành mạnh, các NHTM không điều chỉnh thì NHNN sẽ xử lý nếu phát hiện. Hơn nữa, bản thân NHTM không tạo được lợi thế cạnh tranh, sức ép kinh tế thị trường sẽ buộc các NHTM sẽ vào khuôn khổ dù phải có thời gian.
Như vậy, dù đang rất khó khăn nhưng giải pháp được thực hiện một cách nghiêm túc thì từ nay tăng trưởng tín dụng sẽ vọt lên, còn nếu chúng ta thực hiện không nghiêm túc thì chắc hẳn nó sẽ rơi xuống ngay lập tức.
TS. CAO SỸ KIÊM - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
doanh nhân sài gòn
|