Thứ Tư, 04/07/2012 06:52

Ngân hàng tự làm mới

Ngay những ngày đầu tháng 7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức chấp thuận phương án tái cơ cấu của TienPhong Bank. Sự kiện này được ghi nhận là cách chủ động làm mới mình của TienPhong Bank trong xu hướng tái cấu trúc tất yếu để phát triển và là trường hợp tái cơ cấu đáng chú ý.

Thứ nhất, khác với vụ hợp nhất 3 ngân hàng đầu tiên và trường hợp sáp nhập Habubank vào SHB, theo Đề án Tái cơ cấu của TienPhong Bank, Nhà nước không phải tốn chi phí hỗ trợ.

Thứ hai, sự tham gia của Tập đoàn Vàng bạc Doji trong thương vụ này cho thấy, các nhà đầu tư là doanh nghiệp “phi ngân hàng” vẫn rất quan tâm tới lĩnh vực này.

Thứ ba, tận dụng được lợi thế của cổ đông lớn để phát triển vẫn là một hướng đi khả dĩ để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Theo phương án tái cơ cấu, ngân hàng này sẽ tập trung vào 4 trọng điểm là: kinh doanh vàng, phục vụ lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ thông tin, phục vụ lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử.

Kế hoạch mà ngân hàng này đặt ra là đến năm 2014, bốn lĩnh vực trọng điểm trên sẽ chiếm ít nhất 20 - 25% tỷ trọng dư nợ tín dụng của TienPhong Bank. Đến năm 2016, con số này là 50%, đưa TienPhong Bank trở thành ngân hàng mạnh về dịch vụ.

Chưa biết được kết quả tái cơ cấu TienPhong Bank có đạt được như kỳ vọng, song việc NHNN chấp thuận phương án Tái cơ cấu Tienphong Bank là một bước tiến nữa của lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã được NHNN công bố.

Theo lộ trình này, NHNN khuyến khích các ngân hàng thuộc nhóm yếu kém tự xây dựng phương án cho riêng mình, chừng nào họ không thể tự xử lý, thì NHNN mới vào cuộc và đưa ra giải pháp. Phát biểu trước Quốc hội mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng tiết lộ, thực tế cả 9 ngân hàng đều đã có phương án cho mình, hoặc là mời nhà đầu tư mới, hoặc là tìm đối tác trong hệ thống để kịp thời hợp nhất, sáp nhập.

Nhưng vấn đề được dư luận quan tâm là, chi phí để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng lấy từ đâu, trong điều kiện nền kinh tế nói chung còn nhiều khó khăn. Giải pháp được đưa ra là, phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ trông chờ vào Nhà nước. Và những nguồn lực được ngành ngân hàng kỳ vọng là, kêu gọi mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia, mời gọi nhà đầu tư nước ngoài và cuối cùng mới là can thiệp của Nhà nước. Chính vì thế, ngoài các trường hợp hợp nhất, sáp nhập từ cuối năm 2011 và trường hợp mới đây của Habubank và SHB, thị trường cần thêm nhiều thương vụ, đề án tương tự trường hợp TienPhong Bank.

Điều này rất có ý nghĩa, bởi cùng với sự chủ động tìm kiếm đối tác và phương án tái cơ cấu phù hợp, các thương vụ tương tự sẽ giúp Nhà nước không phải tốn chi phí cho tái cấu trúc, dành vốn cho các mục tiêu khác của nền kinh tế.

Mặt khác, với nội bộ ngân hàng và các cổ đông, một phương án tái cấu trúc chủ động, suôn sẻ, đảm bảo được quyền lợi của cán bộ, nhân viên sẽ giúp tránh được sự hoang mang, lo lắng, tác động xấu tới sự ổn định của từng ngân hàng và toàn hệ thống.

Hà Tâm

đầu tư

Các tin tức khác

>   Ngân hàng lại cấp tập tăng vốn (04/07/2012)

>   CLG: Chuyển đổi thành công 1 triệu trái phiếu thành cổ phiếu (03/07/2012)

>   HDG: 20/07 GDKHQ nhận cổ phiếu thưởng tỷ lệ 4:1 (03/07/2012)

>   Lisemco2 và CangThiNai sắp phát hành 3 triệu cp (03/07/2012)

>   NBC: 06/07 GDKHQ nhận cổ phiếu thưởng tỷ lệ 3:2 (02/07/2012)

>   Phát hành cổ phiếu giá “bèo” (01/07/2012)

>   NHS sẽ phát hành 20.25 triệu cp, giá 10,000 đồng/cp (30/06/2012)

>   HTG phát hành 5 triệu cp, tỷ lệ 1:3 (01/07/2012)

>   CTCP Chứng khoán Bản Việt tăng vốn lên gần 397 tỷ đồng (29/06/2012)

>   “Thế kẹt” thoái vốn nhà nước (29/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật