Thứ Tư, 11/07/2012 14:28

Quý 2, các thị trường mới nổi tăng trưởng thấp hơn mong đợi

Tốc độ tăng trưởng của thị trường mới nổi trong quý 2 giảm do sản xuất yếu kém và tăng trưởng ngành dịch vụ dưới mức mong đợi.

Theo Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi (Emerging Markets Index – EMI) của ngân hàng HSBC, tăng trưởng tại thị trường mới nổi trong quý 2 giảm nhẹ do tăng trưởng ngành dịch vụ vững chắc phải bù đắp cho tăng trưởng khiêm tốn của ngành sản xuất.

Theo đó, chỉ số EMI giảm từ mức 53.6 điểm trong quý 1 xuống còn 53 điểm trong quý 2. Ngành dịch vụ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vừa phải, mặc dù chậm hơn so với tốc độ của cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động sản xuất tiếp tục ổn định do nhu cầu từ các nền kinh tế phương Tây vẫn còn không mấy sáng sủa.

Trong số 4 thị trường mới nổi hàng đầu thuộc nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), bức tranh tăng trưởng hai tốc độ ngày càng rõ nét hơn khi Brazil và Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn so với Ấn Độ và Nga. Tăng trưởng hoạt động của Brazil suy yếu nhưng vẫn có cái nhìn lạc quan hơn trong tương lai, và Trung Quốc lại ghi nhận sự tăng trưởng khá khiêm tốn. Trong cả hai trường hợp, hoạt động không hiệu quả của ngành sản xuất là nguyên nhân chính kìm hãm chỉ số hoạt động.

Nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa được sản xuất tại các thị trường mới nổi tiếp tục suy yếu trong quý 2, với đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm trong 2 quý liên tiếp. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới tại Brazil và Trung Quốc giảm, trái ngược với tình hình tăng ở Ấn Độ, Nga, Thỗ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.

Hoạt động trong ngành dịch vụ tăng trưởng dưới mức mong đợi trong quý 2, với mức tổng tăng trưởng được ghi nhận là yếu nhất trong 3 năm qua. Điều này được phản ánh ở sự tăng trường chậm hơn tại Brazil (yếu nhất trong 3 quý), Ấn Độ và Nga (chậm nhất kể từ quý 1/2011). Trong khi đó, Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 1.5 năm qua.

HSBC cho rằng trong tương lai, các nhà cung cấp dịch vụ của thị trường mới nổi vẫn tự tin về triển vọng kinh doanh trong 1 năm tới, với mức độ lạc quan cao nhất trong 2 năm vừa qua. Tuy nhiên, mức độ lạc quan này vẫn thấp hơn các quý trước khi có cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra. Trong 4 nền kinh tế mới nổi lớn nhất, lạc quan về ngành dịch vụ ở Brazil và Ấn Độ thể hiện nhiều nhất.

Sự phát triển của doanh nghiệp mới còn khá im ắng trong quý 2 và trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu gia tăng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Trung Quốc là thị trường duy nhất trong 4 thị trường mới nổi ghi nhận sự suy giảm việc làm, với sự sụt giảm đầu tiên trong vòng 13 quý qua.

Như Ý (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Trung Quốc: Kim ngạch thương mại đạt 1.840 tỷ USD (10/07/2012)

>   Trung Quốc nhiều công ty Fortune 500 hơn cả Nhật (10/07/2012)

>   Philippines xây trung tâm casino lớn thứ 2 thế giới (10/07/2012)

>   Đến 2020, châu Á sẽ tăng đầu tư tới 400 tỷ USD (10/07/2012)

>   FDI trên toàn cầu sẽ tăng chậm lại trong năm 2012 (06/07/2012)

>   Đông Nam Á: Điểm sáng niềm tin tiêu dùng (06/07/2012)

>   Trung Quốc bắt đầu thu mua và tích trữ đất hiếm (05/07/2012)

>   Trung Quốc muốn thu gom lương thực toàn vùng Nam Mỹ (04/07/2012)

>   Lỗ nặng vì đầu tư vào tòa nhà cao nhất thế giới (03/07/2012)

>   Vì sao Airbus quyết liệt tiến quân vào đất Mỹ? (03/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật