Thứ Năm, 05/07/2012 09:26

Nhịp đập Thị trường 05/07: Tiền đầu cơ bất ngờ tăng mạnh

Khoảng 30 phút cuối, lực cầu bất ngờ được đẩy mạnh, giá cổ phiếu lẫn các chỉ số tăng vọt. Đặc biệt, cầu bắt đáy tại HNX giúp khối lượng giao dịch vượt xa so với HOSE.

Tiếp nối buổi sáng, lực cầu nâng đỡ thị trường được duy trì đến hết buổi chiều giúp cả hai sàn xanh điểm, tuy nhiên, giao dịch giằng co trong phần lớn thời gian. Đà tăng chỉ thực sự mạnh trong những phút cuối. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, đây là sự phục hồi mang tính kỹ thuật sau vài phiên liên tục sụt giảm.

Khác với buổi sáng, cuối phiên chiều, đà tăng của thị trường đến từ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi các mã bluechips chỉ đóng vai trò nâng đỡ. Thống kê cho thấy, chỉ số Mid Cap tăng đến 2.08%, tiếp theo là Small Cap tăng 1.35% và Micro Cap tăng 0.89% trong khi nhóm Large Cap chỉ tăng 0.51%.

Khá nhiều mã chứng khoán tăng giá, cũng như tăng kịch trần. Tổng cộng tại HOSE có 152 mã tăng giá, bao gồm 38 mã tăng trần và HNX có đến 87 mã tăng trần trong số 179 mã tăng giá vào cuối phiên.

Điều này giúp VN-Index ghi nhận mức tăng đến 3.1 điểm, tương ứng 0.75% lên 413.83 điểm và HNX-Index tăng 1.73%, tức khoảng 2.54% lên 69.81 điểm. Như vậy, cả hai chỉ số đều vượt xa các ngưỡng quan trọng.

Nhiều cổ phiếu đầu cơ tại sàn HOSE đảo chiều tăng mạnh và thu hút dòng tiền trên thị trường như NVT, KSA, OGC, KMR, TPC, KSS, PTL, VIS, TDH, DCT, CSM, HSG…

Nếu như HOSE có SSI với vai trò dẫn dắt thị trường khi tăng đến 4.21% lên 19,800 đồng/cp, giao dịch đạt trên 1.5 triệu đơn vị thì tại HNX cũng có VND đóng vai trò lôi kéo nhiều mã khác như PVX, HBB, KLS, SCR, SHS… cùng nhau tăng trần với dư mua áp đảo.

VND có giao dịch đến gần 6.4 triệu đơn vị. Thông tin tích cực nhất hỗ trợ cho cổ phiếu này là việc VND giữ được vị trí cao trong top 10 môi giới chứng khoán tại HOSE lẫn HNX trong quý 2.

Nhiều cổ phiếu chứng khoán, và bluechips khác tại HNX cùng tăng mạnh. Cổ phiếu đầu cơ theo đó cũng tăng hết biên độ thay vì quay đầu giảm mạnh như các phiên trước. Tiêu biểu có một số mã hạng ruồi tăng trần như IDJ, SHN, THV, PVA, PV2, PVV, KSD, PFL, PVL…

Dù lực cầu bắt đáy mạnh cuối phiên nhưng thời gian giao dịch ngắn ngủi chỉ giúp HNX đạt 39.35 triệu đơn vị, tương đương 336 tỷ đồng còn HOSE kết thúc sớm hơn nên chỉ đạt 31.5 triệu đơn vị, trị giá 463.83 tỷ đồng.

VN-Index thoát nạn, mốc 410 điểm được giữ vững

Khép lại phiên giao dịch buổi sáng, thanh khoản thị trường vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, nhưng cuộc “khởi nghĩa” ở nửa cuối phiên đã giúp VN-Index duy trì được sắc xanh HNX-Index vẫn giảm vì còn quá nhiều mã giảm cũng như đứng yên.

   
 

Giao dịch giằng co nhưng với sự hỗ trợ của các trụ đỡ, cũng như các mã bluechips như MSN, BVH, EIB, FPT, PVF, PHR, PGD, HVG, ITA, DPM… giúp cho VN-Index lẫn VN30 duy trì được sắc xanh đến hết buổi mặc dù thị trường ghi nhận đến 110 mã giảm và hơn 100 mã đứng giá nhưng chỉ có 67 mã tăng.

Cụ thể, VN-Index tăng 0.37 điểm, giữ được mốc 411 điểm, nhưng giao dịch ở mức rất thấp với 19.4 triệu đơn vị, tương đương 300 tỷ đồng. Khối ngoại mua gần 1.5 triệu đơn vị, mạnh hơn phiên trước, nhưng chỉ riêng NVT đã chiếm 534 ngàn đơn vị ở giá trần, còn lại là REE, EIB, VSH, SSI…

Khối lượng giao dịch của HNX bám sát HOSE với 18.67 triệu đơn vị, nhưng giá trị chỉ có 154.43 tỷ đồng. Các mã VND giao dịch khá tích cực với mức tăng 1.08% và có hơn 3.76 triệu cổ phiếu giao dịch. PVX, HBB, SCR, KLS… tăng nhẹ và đứng giá với trên dưới 1 triệu đơn vị mỗi mã.

Tuy vậy, số mã giảm vẫn chiếm tỷ trọng lớn (108 mã), trong đó có PVS, DBC, PTI… làm cho HNX-Index duy trì mức giảm 0.04 điểm xuống 68.04 điểm đến hết buổi.

Khối ngoại mua ròng nhưng chỉ đạt hơn 2.6 tỷ đồng, ảnh hưởng không nhiều đến thị trường.

10h30: Nỗ lực cứu giá có trụ vững?

Sắc xanh đã quay trở lại thị trường ít phút trước khi bước qua 10h30. Sự phục hồi tiếp tục đến từ nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn, tuy niên ở phần còn lại, áp lực bán cũng giảm rõ rệt và lực cầu có phần nhích nhẹ.

Đến khoảng 10h30, cả VN-Index và HNX-Index đều vượt qua các mốc 411 điểm và 68 điểm.

Cụ thể, với sự hỗ trợ từ đà tăng của BVH, MSN, VNM, SSI, VCB, STB, EIB, DPM, PVF, REE, FPT… và các mã vốn hóa vừa và nhỏ tổng cộng gần 70 mã còn số cổ phiếu giảm cũng thu hẹp còn 92 mã. Nhiều mã giảm sàn trước đó cũng nhích nhẹ hoặc trở về mốc tham chiếu như CTG, TPC, PXT… làm cho VN-Index tăng 0.53 điểm lên 411.26 điểm và VN30 cũng tăng 1.14 điểm lên 486.56 điểm.

Tuy nhiên, giao dịch vẫn tăng trưởng khá chậm chạp với 1536 triệu đơn vị, tương đương 250 tỷ đồng. Mã NVT lúc này đã trống bên bán nên giao dịch chỉ dừng tại 772 ngàn đơn vị, trong đó khối ngoại chiếm áp đảo.

Sàn Hà Nội cũng tích cực với các mã vốn hóa lớn đều xanh điểm như VND, HBB, ACB,SCR, SHS, ACB, KLS, DCS… tổng cộng khoảng 60 mã lớn nhỏ giúp HNX-Index tăng khá, đạt trên 68 điểm.

Giao dịch cũng bám sát HOSE, với 13 triệu đơn vị, tương đương 105.62 tỷ đồng.

Ít phút sau đó, bên bán xả hàng mạnh làm cho sự phục hồi yếu dần và có nguy cơ giảm trở lại.

10h00: Mất trụ đỡ, hai sàn đồng loạt giảm điểm

Sau ít phút tăng nhẹ chủ yếu nhờ lực đỡ của các mã bluechips, thị trường nhanh chóng đảo chiều giảm khi sắc đỏ dần chiếm ưu thế trên cả hai sàn. Các mã trụ cột cũng không còn giữ nổi sắc xanh.

Chưa đến 10h00, nhưng phần lớn thị trường đã chìm trong sắc đỏ. Hầu hết các mã bluechips ở hai sàn đều giảm hoặc đứng yên, trong một vài mã ngân hàng tăng nhẹ như VCB, EIB.

Đến 10h00, với hơn 140 mã giảm giá, chỉ có 25 mã tăng, VN-Index đánh rơi mốc 410 điểm khi mất 2.04 điểm tương đương 0.5% xuống 408.69 điểm.

Lực cầu bắt đáy chưa xuất hiện, cung giá cao và cầu giá thấp tiếp tục làm cho thanh khoản trì trệ với hơn 10 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá khoảng 190 tỷ đồng.

NVT vẫn tăng kịch trần với giao dịch hơn 770 ngàn đơn vị, mã này thậm chí còn thu hút khối ngoại mua vào đến hơn 520 ngàn đơn vị.

Ngoài NVT còn một vài mã tăng hết biên độ như STG, LHG, TCL, PTB…

Cổ phiếu BCI giảm kịch sàn sau khi SouthernBank thông báo vừa siết nợ đối với hơn 3.45 triệu cổ phiếu BCI và nâng sở hữu 12.93%.

HNX-Index cũng đánh mất mốc 68 từ vài phút trước và hiện đang giảm 0.35 điểm xuống 67.73 điểm. Giao dịch vẫn rất thấp, với 7.57 triệu đơn vị, tương đương 62 tỷ đồng. Thị trường ghi nhận 105 mã giảm 27 mã tăng và 268 mã đứng yên.

Các mã cổ phiếu lớn tạm duy trì mốc tham chiếu, trong khi các mã vốn hóa vừa và nhỏ lần lượt quay đầu giảm dưới mốc tham chiếu.

Mở cửa: Tăng nhẹ nhưng thiếu bền vững

Thông tin về dữ trữ ngoại hối dồi dào đã phần nào hỗ trợ cho thị trường sau vài phiên sụt giảm liên tục. Tuy nhiên, điều này chỉ góp phần chặn đà rơi, nhưng chưa đủ sức nâng đỡ toàn thị trường.

Cổ phiếu bluechips có biến động và giao dịch khá lình xình tạo nên xu hướng đi ngang của các chỉ số. Một vài mã nhích nhẹ tạo nên đà tăng cho VN-Index lẫn HNX-Index.

Sau khoảng 15 phút, VN-Index tăng 0.12 điểm, tương ứng 0.03% lên 410.85 điểm. Giao dịch đạt trên 1 triệu đơn vị, trị giá 11.45 tỷ đồng.

Ít phút sau đó chỉ số tiếp tục nới rộng biên độ và nâng lên trên 411 điểm. Giao dịch nhắm vào một số mã như EIB, NVT, SMA, TNT, MBB…

Cổ phiếu CLG tiếp tục giảm sàn xuống còn 8,100 đồng/cp. Đây là phiên rớt sàn thứ 7 của cổ phiếu này sau khi công bố chuyển đổi thành công 100 tỷ đồng trái phiếu sang cổ phiếu.

DLG vẫn nằm trong chuỗi xả hàng mạnh mẽ và hiện chỉ còn 7,000 đồng/cp, lượng mua vào có phần khiêm tốn so với các phiên trước. Tương tự, SBS với dư bán sàn hơn 2 triệu cổ phiếu, mã này tiếp tục giảm hết biên độ, chỉ còn 3,500 đồng/cp nhưng lượng mua vào rất nhỏ giọt.

Trái lại, một vài cổ phiếu hạng vừa với thông tin hỗ trợ gần đây tiếp tục tăng trần với lực cầu chiếm ưu thế như TNT, SMA, THG.

Riêng NVT vẫn tăng trần lên 4,100 đồng/cp, đây là phiên tăng thứ 5 liên tiếp của cổ phiếu này sau 5 phiên rớt sàn trước đó, tuy nhiên hiện lượng bán ra chốt lời cũng khá lớn, báo hiệu xu hướng điều chỉnh đang đến nếu lực cầu không được củng cố.

HNX-Index có mức tăng nhẹ khoảng 0.12 điểm, tức 0.18% đạt 68.2 điểm. Như vậy, tạm thời mốc 68 điểm được giữ vững, tuy nhiên giao dịch vẫn rất khiêm tốn, với khoảng 1.6 triệu đơn vị, tương đương 12.37 tỷ đồng. Trong đó, VND và SHS tăng nhẹ với giao dịch dẫn đầu toàn sàn. ACB cũng tăng nhẹ 100 đồng nhưng giao dịch khá ít. Các mã khác đứng yên hoặc rớt nhẹ dưới tham chiếu.

AGC chưa có dấu hiệu ngừng bán tháo khi mà ngày hủy niêm yết đang đến gần. Trái lại, SD6 tăng kịch trần khi việc sáp nhập S64SSS sắp sửa diễn ra.

Viết Vinh (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 05/07: Động lực đảo chiều khá thấp (04/07/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 04/07: Bán mạnh buổi chiều, VN-Index chạm 410 điểm (04/07/2012)

>   Vietstock Daily 04/07: Vùng hỗ trợ đang dần trở thành kháng cự (03/07/2012)

>   Vietstock Daily 29/06: Dòng tiền có nhập cuộc trở lại? (28/06/2012)

>   Vietstock Daily 29/06: Dòng tiền có nhập cuộc trở lại? (28/06/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 03/07: Bên bán tháo chạy, Index lung lay các ngưỡng hỗ trợ (03/07/2012)

>   Vietstock Daily 03/07: Dòng tiền “đánh nhanh rút gọn” (02/07/2012)

>   Nhiều cổ phiếu giảm sàn cuối phiên (02/07/2012)

>   Vietstock Weekly Tuần 02 - 06/07: Chờ tín hiệu xác nhận rồi mở trạng thái cũng chưa muộn (01/07/2012)

>   Chứng khoán Tuần 25 - 29/06: Nhỏ lẻ e dè, Tự doanh mua mạnh (29/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật