Chủ Nhật, 22/07/2012 14:40

Kinh tế của Nga có khả năng tăng trưởng chậm lại

Báo Độc lập của Nga vừa cho biết, tình hình tăng trưởng kinh tế và giá cả ổn định trong sáu tháng đầu năm ở nước này có thể sẽ đổi chiều và được thay thế bằng tình trạng trì trệ và lạm phát cao hơn.

Theo số liệu của Bộ Phát triển kinh tế Nga, kinh tế Nga trong nửa đầu năm đã tăng trưởng 4,4%, còn lạm phát cả năm sẽ không quá 6%. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế độc lập lại cho rằng, tới mùa Thu lạm phát sẽ vượt mức 6%.

Ông Nikolai Kondrashov, chuyên gia của Trung tâm Phát triển thuộc trường Cao đẳng kinh tế Nga cho biết, sự mất giá 10% của đồng rúp xảy ra trong tháng Năm, cũng như việc giá lúa mỳ thế giới tăng sẽ bắt đầu ảnh hưởng tới giá cả tiêu dùng trong tháng Bảy.

Theo đánh giá của Cơ quan thống kê Nga (Rosstat), trong chín ngày đầu tiên của tháng Bảy, lạm phát tiêu dùng đã là 0,8%.

Các chuyên gia khác cũng thừa nhận kinh tế Nga sẽ có khả năng phát triển chậm lại.

Ông Paven Ghennel - Phó Chủ tịch Ngân hàng Spartak cho biết, nếu giá dầu mỏ trong khu vực là 100 USD/thùng thì tất cả các dự báo lạc quan của chính phủ sẽ được thực hiện mà không cần bất kỳ nỗ lực nào. Nếu giá dầu mỏ giảm trong ngắn hạn xuống đến mức 80 USD thì lạm phát sẽ khoảng 9%, còn tăng trưởng GDP năm nay sẽ ở dưới 3%.

Ông Valery Piven, Trưởng phòng phân tích thông tin thuộc Tập đoàn Life - Kapital cũng cho rằng, tăng trưởng kinh tế nước này đang có nguy cơ chậm lại, thể hiện trong sản xuất công nghiệp và nhịp độ đầu tư vào tài sản cố định đang suy giảm khiến môi trường kinh doanh nhìn chung xấu đi, nhất là sự mất giá của đồng rúp so với đồng USD, giá dầu mỏ giảm và dòng vốn chạy ra nước ngoài đã ảnh hưởng tới tình trạng này.

Trong những điều kiện như vậy, tăng trưởng GDP thực tế cả năm sẽ ở dưới mức 4% khi cuộc khủng hoảng ở châu Âu tác động đến hoạt động xuất khẩu.

Theo ông Piven, mức độ tăng giá trong sáu tháng cuối năm sẽ làm cho lạm phát tăng lên, nhưng tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ kiềm chế tăng giá./.

Cường Dũng

vietnam+

Các tin tức khác

>   ECB: Đồng euro không hoàn toàn rơi vào nguy hiểm (22/07/2012)

>   Indonesia siết chặt giám sát các thể chế tài chính (21/07/2012)

>   Trung Quốc cam kết rót 20 tỷ USD vào châu Phi (21/07/2012)

>   Eurogroup chính thức phê chuẩn gói giải cứu ngân hàng Tây Ban Nha (20/07/2012)

>   Nam Phi bất ngờ hạ lãi suất lần đầu tiên từ tháng 11/2010 (20/07/2012)

>   Quốc hội Đức thông qua gói cứu trợ Tây Ban Nha (20/07/2012)

>   Ngân hàng Mỹ vẫn có lãi bất chấp kinh tế khó khăn (20/07/2012)

>   USD lên xuống, đồng euro không được ưa chuộng (19/07/2012)

>   Ngân hàng lớn nhất nước Đức “trảm” 1.000 nhân viên (19/07/2012)

>   IMF công bố công cụ giám sát rủi ro tài chính mới (19/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật