Thứ Hai, 16/07/2012 22:42

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2013

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu và cảnh báo có thể tiếp tục cắt giảm nếu các nhà làm chính sách châu Âu hành động không đủ mạnh để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ khu vực.

* IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào ngày 16/07

Tổng giám đốc IMF, Christine Lagarde, hối thúc các nhà làm chính sách tại châu Âu và Mỹ giải quyết các vấn đề kinh tế còn tồn tại và đang xuất hiện
Tổng giám đốc IMF, Christine Lagarde, hối thúc các nhà làm chính sách tại châu Âu và Mỹ giải quyết các vấn đề kinh tế còn tồn tại và đang xuất hiện

Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) công bố ngày 16/07, IMF cũng cảnh báo năng lực sản xuất tại một số nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil có thể thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó và đà tăng trưởng thời gian tới có thể gây thất vọng.

Theo đó, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 xuống 3.9% từ mức ước tính 4.1% trong tháng 4 đồng thời cắt giảm dự báo đối với hầu hết các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Tổ chức này giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2012 ở mức 3.5%.

IMF cho rằng các nền kinh tế phát triển sẽ chỉ tăng trưởng 1.4% trong năm nay và 1.9% trong năm 2013. Tương tự, IMF cũng hạ dự báo năm 2012 và 2013 của các nền kinh tế mới nổi xuống lần lượt 5.9% và 5.6%. Cả hai số liệu này đều thấp hơn 0.1% so với mức dự báo trong tháng 4.

IMF hạ dự báo tăng trưởng của Eurozone xuống 0.7% trong năm 2013 trong khi duy trì dự báo giảm 0.3% đối với khu vực này trong năm nay. IMF cho rằng kinh tế Tây Ban Nha sẽ suy giảm trong cả năm nay và năm tới.

Một trong những quốc gia bị điều chỉnh dự báo mạnh nhất là Anh với mức tăng trưởng ước tính năm 2012 ở vào khoảng 1.4%, thấp hơn so với dự báo công bố hồi tháng 4 là 2%. Tăng trưởng GDP năm 2012 của Anh cũng bị cắt giảm từ mức 0.8% trong tháng 4 xuống còn 0.2%.

IMF nhận định trong báo cáo: “Khả năng triển vọng kinh tế thế giới có thể tiếp tục bị cắt giảm vẫn còn rất lớn. Rủi ro trước mắt vẫn là sự trì hoãn áp dụng hoặc áp dụng không đủ các biện pháp chính sách có thể khiến khủng hoảng nợ Eurozone tiếp tục leo thang”. Theo tổ chức này, ưu tiên lớn nhất vẫn là giải quyết cuộc khủng hoảng tại Eurozone.

IMF hối thúc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cung cấp nguồn thanh khoản dồi dào để hỗ trợ các ngân hàng đủ điều kiện vay vốn và tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, IMF cũng nhấn mạnh rằng châu Âu không phải là rủi ro duy nhất đối với triển vọng kinh tế thế giới. Với việc hạ nhẹ dự báo tăng trưởng của Mỹ, tổ chức này cho rằng mối lo ngại ngày càng sâu sắc hiện nay là về cuộc chiến chính trị đang manh nha tại Mỹ xung quanh cách thức để tránh áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu và nâng thuế vào năm tới.

Mỹ đang đối mặt với tình trạng mà các nhà kinh tế gọi là “vực thẳm ngân sách” (fiscal cliff) với sự hết hạn của các biện pháp cắt giảm thuế từ thời Tổng thống Bush và chương trình cắt giảm chi tiêu tự động trị giá 1.2 ngàn tỷ USD. Hai yếu tố này cho thấy tình hình tài chính bị thắt chặt đến mức có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi trở lại vào suy thoái.

Theo dự báo, quốc gia này cũng có thể chạm mức trần nợ quy định 16.4 ngàn tỷ USD trước thời điểm cuối năm nay, qua đó gia tăng nguy cơ vỡ nợ nếu Quốc hội không hành động để nâng trần nợ.

Dù các thị trường tài chính cho rằng Quốc hội và Nhà Trắng sẽ tìm ra cách để tránh sự đổ vỡ về mặt tài khóa nhưng IMF cảnh báo về khả năng phản ứng dữ dội của các thị trường nếu mức độ đồng thuận bắt đầu suy yếu.

Lần này mối lo ngại về đà tăng trưởng yếu kém hơn lại chuyển sang các nền kinh tế mới nổi. IMF cho rằng các nền kinh tế này đang đối mặt với những bất ổn bất thường khi tăng trưởng toàn cầu giảm tốc và nhà đầu tư xa lánh các tài sản rủi ro.

Đầu năm nay, các nhà làm chính sách thị trường mới nổi đã bày tỏ mối lo lắng về dòng vốn đầu tư với quy mô lớn và sự giảm giá mạnh của đồng nội tệ. Tuy nhiên, những nỗi lo sợ này lại nhường chỗ cho mối lo ngại về sự giảm giá chóng mặt của đồng tiền và mức độ biến động ngày càng mạnh của tỷ giá. IMF cho biết các đơn vị tiền tệ như đồng real của Brazil và đồng rupi của Ấn Độ đã giảm giá từ 15-25% trong chưa đầy một quý.

Theo tổ chức này, các nhà làm chính sách thị trường mới nổi nên chuẩn bị sẵn sàng để dương đầu với đà sụt giảm của hoạt động thương mại và sự biến động của dòng vốn đầu tư.

IMF hạ dự báo tăng trưởng năm 2012 của Trung Quốc từ 8.2% xuống 8% và năm 2013 từ 8.8% xuống 8.5%. Bên cạnh đó, IMF còn hạ dự báo tăng trưởng của Ấn Độ từ 6.9% xuống 6.1% trong năm nay và từ 7.3% xuống 6.5% trong năm tới.

Trong khi đó, tăng trưởng của châu Phi vẫn còn khả quan với mức 5.4% trong năm nay và 5.3% trong năm 2013 vì khu vực này vẫn còn cách ly tương đối tốt với các cú sốc tài chính bên ngoài. IMF cho rằng tăng trưởng tại Trung Đông sẽ cải thiện trong năm nay khi các quốc gia sản xuất dầu mỏ gia tăng sản lượng và kinh tế Libya phục hồi so với năm 2011. Tuy nhiên, IMF lại giữ nguyên dự báo năm tới của khu vực này ở mức 3.7%.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Hungary hướng tới thỏa thuận tín dụng với IMF-EU (16/07/2012)

>   Lạm phát ở khu vực đồng euro vẫn giữ ở mức 2,4% (16/07/2012)

>   Vì sao lợi suất trái phiếu ngắn hạn châu Âu đồng loạt xuống dưới 0%? (16/07/2012)

>   Kiếm tiền ở đâu “sướng” nhất thế giới? (16/07/2012)

>   8 sự kiện thế giới quan trọng cần theo dõi trong tuần này (16/07/2012)

>   Ý dự định bán tài sản để giảm 20% nợ vào năm 2018 (16/07/2012)

>   Trung Quốc và Ấn Độ suy yếu, nhà đầu tư đổ xô đến Đông Nam Á (15/07/2012)

>   Tín dụng ECB cho ngân hàng Tây Ban Nha tăng vọt (15/07/2012)

>   Kinh tế Hy Lạp sẽ tiếp tục suy yếu trong năm nay (15/07/2012)

>   Tây Ban Nha cam kết huy động 69 tỉ USD (15/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật