Thứ Hai, 16/07/2012 17:30

Vì sao lợi suất trái phiếu ngắn hạn châu Âu đồng loạt xuống dưới 0%?

Một xu hướng đáng chú ý đang hình thành trên các thị trường trái phiếu châu Âu là nhà đầu tư sẵn sàng cho một số Chính phủ vay tiền nhưng không nhận được gì.

* Ý dự định bán tài sản để giảm 20% nợ vào năm 2018

Lợi suất trái phiếu ngắn hạn của hầu hết các Chính phủ có xếp hạng tín nhiệm cao của Eurozone đều lao dốc trong tuần qua
Lợi suất trái phiếu ngắn hạn của hầu hết các Chính phủ có xếp hạng tín nhiệm cao của Eurozone đều lao dốc trong tuần qua

Một minh chứng rõ ràng nhất là lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Đức giảm xuống dưới ngưỡng 0% khi chạm mức thấp kỷ lục -0.5% trong tuần qua. Ít nhất về mặt lý thuyết thì điều này có nghĩa là nhà đầu tư có thể mất tiền nếu nắm giữ loại trái phiếu này.

Đức là nền kinh tế lớn nhất Eurozone và trái phiếu Chính phủ nước này được xem là một trong những tài sản an toàn nhất đối với những nhà đầu tư luôn dự báo điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cuộc đổ xô vào các tài sản an toàn ngày càng lan rộng khi nhà đầu tư tìm kiếm mức sinh lời cao hơn.

Tuần qua, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Pháp cũng bắt đầu mang giá trị âm trong khi lợi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của Đan Mạch và Thụy Sỹ ngày càng giảm sâu xuống ngưỡng 0%. Tương tự, lợi suất đối với số trái phiếu ngắn hạn có xếp hạng AAA của Phần Lan và Hà Lan rớt xuống mức thấp kỷ lục.

Xu hướng này phản ánh tâm lý xa lánh các tài sản rủi ro trong bối cảnh Tây Ban Nha và Ý đang vật lộn để không trở thành nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ công từng khiến Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland xin giải cứu. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Ý và Tây Ban Nha tăng vọt trong tuần qua khi nhà đầu tư yêu cầu mức lợi nhuận cao hơn để nắm giữ số trái phiếu được xem là rủi ro.

“Lợi suất trái phiếu Chính phủ Ý và Tây Ban Nha tăng lên các mức nguy hiểm cho thấy mối lo ngại sâu sắc của các thành phần tham gia thị trường về sự ổn định tài khóa của hai quốc gia này”, nhận định của ông Andrew Milligan, người đứng đầu bộ phận chiến lược toàn cầu của Standard Life Investments.

Thông thường lợi suất giảm khi giá trái phiếu tăng. Lợi suất âm đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đang trả tiền cho Chính phủ để Chính phủ nhận tiền của các nhà đầu tư này.

Một số nhà phân tích cho rằng nhu cầu trái phiếu ngắn hạn và siêu an toàn tăng vọt là do động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khi mới đây ECB hạ lãi suất huy động ngân hàng qua đêm xuống mức 0%.

Do không nhận được lãi suất từ ECB, nên các ngân hàng muốn tìm kiếm những nơi an toàn khác để gửi tiền. Theo nhận định của ông Nicholas Spiro, Giám đốc Công ty Tư vấn Spiro Sovereign Strategy, đó chính là trái phiếu ngắn hạn của các nền kinh tế có rủi ro thấp nhất trong Eurozone.

Một lý do nữa giải thích tại sao động thái của ECB lại giúp lợi suất trái phiếu giảm theo nhà kinh tế Tobias Blattner của Daiwa Capital Markets tại London là lãi suất huy động đóng vai trò như một mức sàn cho các quỹ thị trường tiền tệ và trong tuần qua nhiều quỹ đã ngừng tiếp nhận nguồn vốn mới. Ông cho biết thêm: “Những nhà đầu tư thường gửi tiền vào các quỹ này cần phải tìm nơi khác. Trong đó, trái phiếu ngắn hạn an toàn và có thanh khoản cao do các Chính phủ có xếp hạng tín nhiệm AAA phát hành là một trong những tài sản thay thế chính. Được biết, ông Blattner từng là chuyên gia kinh tế của ECB.

Đà sụt giảm của lợi suất trái phiếu ngắn hạn của Pháp trong tuần qua cũng thể hiện sự thay đổi rất lớn trong tâm lý của thị trường đối với Tổng thống Francois Hollande – người thắng cử vào tháng 5 vừa qua với việc vận động chống lại các biện pháp cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt của Chính phủ. Nhà phân tích Antonio Barroso của Tổ chức Nghiên cứu Chính trị Eurasia Group cho biết Tổng thống Hollande đã áp dụng các biện pháp tương đối nhẹ nhàng hơn do với luận điệu hùng hồn của ông tại cuộc bầu cử. Theo ông Barroso: “Tổng thống Hollande biết rằng dù bối cảnh thị trường thuận lợi, sức ép lên nợ công của Pháp có thể quay trở lại bất cứ lúc nào”.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Kiếm tiền ở đâu “sướng” nhất thế giới? (16/07/2012)

>   8 sự kiện thế giới quan trọng cần theo dõi trong tuần này (16/07/2012)

>   Ý dự định bán tài sản để giảm 20% nợ vào năm 2018 (16/07/2012)

>   Trung Quốc và Ấn Độ suy yếu, nhà đầu tư đổ xô đến Đông Nam Á (15/07/2012)

>   Tín dụng ECB cho ngân hàng Tây Ban Nha tăng vọt (15/07/2012)

>   Kinh tế Hy Lạp sẽ tiếp tục suy yếu trong năm nay (15/07/2012)

>   Tây Ban Nha cam kết huy động 69 tỉ USD (15/07/2012)

>   Visa, MasterCard và các ngân hàng bồi thường hơn 7 tỷ USD (15/07/2012)

>   Khủng hoảng châu Âu đè nặng kinh tế châu Á (15/07/2012)

>   Trung Quốc sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng (15/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật