Thứ Hai, 16/07/2012 07:03

8 sự kiện thế giới quan trọng cần theo dõi trong tuần này

Các chỉ báo kinh tế quan trọng trên toàn cầu và cuộc họp của các bộ trưởng tài chính Eurozone (Eurogroup) nằm trong số các sự kiện kinh tế cần phải theo dõi trong tuần này theo nhận định của Societe Generale (SocGen).

1. Chỉ số sản xuất khu vực New York (16/07): Hoạt động sản xuất tại vùng trung nước Mỹ đã sụt giảm mạnh sau khi chỉ số sản xuất bang New York giảm xuống mức 2.29 trong tháng 6. Các nhà phân tích SocGen dự báo chỉ số này tăng lên 5.7 trong tháng 7.

2. Doanh số bán lẻ của Mỹ (16/07): Doanh số cải thiện của các nhà sản xuất ôtô cùng với đà phục hồi của nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng có thể giúp doanh số bán lẻ tăng 0.4% trong tháng 6, bù đắp đà sụt giảm trong tháng 4 và tháng 5.

3. Khảo sát niềm tin kinh tế Đức (17/07): Vì Đức là một cánh tay đắc lực của châu Âu, nên nhà đầu tư sẽ dõi theo kết quả cuộc khảo sát về niềm tin kinh tế sau khi chỉ báo này sụt giảm mạnh trong tháng 6. Các nhà phân tích SocGen dự báo cả hai chỉ số về tình hình hiện tại và niềm tin kinh tế sẽ tiếp tục suy giảm nhưng không quá nghiêm trọng như trong tháng 6. Ý kiến chung của các nhà phân tích là chỉ số niềm tin kinh tế sẽ giảm xuống mức -25 trong khi chỉ số về tình hình hiện tại sẽ ở mức 25.

4-5. Lạm phát tại Mỹ và Anh (17/07): Sau đà sụt giảm vừa qua, lạm phát tháng 6 tại Anh được dự báo sẽ không thay đổi tại mức 2.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Mỹ, lạm phát có thể tăng tháng thứ tư liên tiếp nhưng với mức nhích nhẹ 0.2%.

6. Chỉ số sản xuất khu vực Philadelphia (19/07): Tháng 5, chỉ số sản xuất của khu vực này giảm 16.6%. Các nhà phân tích SocGen dự báo chỉ số này sẽ giảm tháng thứ 3 liên tiếp nhưng có phần cải thiện hơn với mức giảm -14.7.

7. Doanh số bán lẻ của Anh (19/07): Thời gian qua doanh số bán lẻ tại Anh đã biến động rất mạnh do sự thay đổi của các điều kiện thời tiết nhưng các nhà phân tích kỳ vọng chỉ báo này tăng 1% so với tháng trước.

8. Cuộc họp của Eurogroup (20/07): Theo dự kiến cuộc họp sẽ công bố biên bản ghi nhớ chính thức về gói hỗ trợ tài chính dành cho hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha. Cuộc họp cũng có thể cung cấp thêm chi tiết về sự tuân thủ của Hy Lạp đối với một số điều kiện kèm theo các chương trình tài chính.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Ý dự định bán tài sản để giảm 20% nợ vào năm 2018 (16/07/2012)

>   Trung Quốc và Ấn Độ suy yếu, nhà đầu tư đổ xô đến Đông Nam Á (15/07/2012)

>   Tín dụng ECB cho ngân hàng Tây Ban Nha tăng vọt (15/07/2012)

>   Kinh tế Hy Lạp sẽ tiếp tục suy yếu trong năm nay (15/07/2012)

>   Tây Ban Nha cam kết huy động 69 tỉ USD (15/07/2012)

>   Visa, MasterCard và các ngân hàng bồi thường hơn 7 tỷ USD (15/07/2012)

>   Khủng hoảng châu Âu đè nặng kinh tế châu Á (15/07/2012)

>   Trung Quốc sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng (15/07/2012)

>   Quốc gia nào không áp thuế thu nhập cá nhân? (15/07/2012)

>   Ai sẽ chiến thắng trong nền kinh tế toàn cầu mới? (14/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật