Thứ Năm, 19/07/2012 07:06

HSBC: Nỗi xấu hổ của hệ thống ngân hàng quốc tế

Ngày 18-7, các trang tin chuyên đề kinh tế - tài chính đồng loạt công bố thông tin về việc đại gia trong ngành ngân hàng là HSBC (lớn nhất Anh quốc, có trụ sở ở London) đã “đầu hàng”, không kiểm soát, ngăn chặn được nạn rửa tiền. Hậu quả là Trưởng nhóm thanh tra kinh tế của HSBC - David Bagley phải từ chức vì những bê bối liên quan.

Tờ Daily Mail có bài “HSBC: Nỗi xấu hổ của hệ thống ngân hàng quốc tế sau vụ bê bối thao túng lãi suất ngân hàng Barclays”. Barclays (có trụ sở tại London) chịu phạt 450 triệu USD. Sau thông tin HSBC “bất lực” trước nạn rửa tiền, cổ phiếu của hệ thống ngân hàng này đã giảm mạnh trên thị trường.

David Bagley 

Cũng vì lý do này, Thượng viện Mỹ đã tiến hành cuộc điều tra kéo dài hơn một năm qua, trong đó rà soát 1,4 triệu tài liệu và phỏng vấn 75 quan chức HSBC. Trong quá trình điều tra, họ phát hiện chi nhánh HSBC tại Mexico đã chuyển khoản 7 tỷ USD tiền mặt sang chi nhánh Mỹ trong giai đoạn 2007-2008 và khoản tiền này phục vụ cho các hoạt động buôn bán ma túy tại Mỹ. Bên cạnh đó, có những nguồn quỹ tài chính đáng ngờ từ Syria, đảo Cayman, Iran và Saudi Arabia cũng đi qua các chi nhánh của HSBC.

Thật ra, trong tình huống xấu nhất, ngân hàng phải xin lỗi và nộp một khoản tiền phạt nhưng thường không đáng bao nhiêu so với số tiền để “lọt lưới”. HSBC có thể đối mặt với mức tiền phạt 640 triệu bảng Anh (gần 1 tỷ USD) tiền phạt nhưng số tiền này quá nhỏ nếu so với hàng tỷ USD mà những kẻ buôn ma túy thu được sau khi rửa tiền thành công ở Mỹ. Chỉ cần nắm được quy tắc giao dịch dưới 10.000 USD để không bị sờ gáy, hoạt động rửa tiền diễn ra nhan nhản mà các ngân hàng dù muốn cũng phải bó tay. Kết quả điều tra còn chỉ rõ trong 10 năm qua, cách kiểm soát của HSBC lỏng lẻo đến mức không thể chấp nhận được.

Còn nhớ, Bank of New York của Mỹ năm 2005 phải nộp phạt 38 triệu USD sau một cuộc điều tra suốt 6 năm với nghi vấn rửa tiền cho các tài khoản Mỹ và Nga. Cũng giống như HSBC lần này, Bank of New York khi ấy cũng chỉ thừa nhận không thể kiểm tra, quản lý triệt để và nhanh chóng đóng tiền phạt để vụ việc sớm khép lại.

Khi vụ Barclays bị phanh phui hồi đầu tháng, dư luận lo sợ đây sẽ là ngòi nổ cho hàng loạt vụ bê bối tiếp theo. Hiện các nhà chức trách Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Canađa đang điều tra hơn 10 ngân hàng lớn bị nghi ngờ có hành vi thao túng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng London. Trong bối cảnh các ngân hàng thế giới yếu kém và chỉ sống bằng niềm tin của khách hàng, khi khách hàng quay lưng sẽ dễ xảy ra hiện tượng sụp đổ kiểu domino. Tương tự như cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008, người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng hoang mang và ồ ạt rút tiền khiến các tổ chức tài chính càng thêm khó khăn, khan hiếm tín dụng hình thành.

Sắp tới, không ít những vụ bê bối đình đám liên quan đến các ngân hàng tầm cỡ quốc tế bị phanh phui sẽ làm rối thêm thị trường đang trong giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Bài học quản lý của năm 2008 dường như chưa đủ đắt giá để giúp thị trường có được biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Như Quỳnh

SGGP

Các tin tức khác

>   Italia là “Hy Lạp thứ 2”? (19/07/2012)

>   Fitch: Kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại (18/07/2012)

>   Thế giới đồng loạt hạ lãi suất: Tăng trưởng kinh tế sẽ sớm trở lại? (18/07/2012)

>   Quỹ giải cứu vĩnh viễn châu Âu bị “đóng băng” tới giữa tháng 9 (18/07/2012)

>   IMF vẫn dự báo tăng trưởng kinh tế Malaysia là 4% (18/07/2012)

>   ADB đưa đồng tiền của Trung Quốc và Ấn Độ vào TFP (18/07/2012)

>   Vì sao tỷ phú Trung Quốc quyết đổ tiền vào Iceland? (18/07/2012)

>   Lợi nhuận của Goldman Sachs giảm mạnh (18/07/2012)

>   Nhật bán “sứ quán” Triều Tiên để xiết nợ (18/07/2012)

>   Vùng tự trị Sicily của Italy có nguy cơ bị vỡ nợ cao (18/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật