Thứ Tư, 18/07/2012 17:47

Quỹ giải cứu vĩnh viễn châu Âu bị “đóng băng” tới giữa tháng 9

Vấn đề trọng tâm trong nỗ lực mới nhất của châu Âu nhằm bình ổn liên minh tiền tệ chung hiện đang nằm trong tay của hội đồng thẩm phán Đức.

Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức sẽ mất ít nhất hai tháng để quyết định liệu có ban hành lệnh đình chỉ Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM)
Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức sẽ mất ít nhất 2 tháng để quyết định liệu có ban hành lệnh đình chỉ ESM

Dự kiến Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức (Das Bundesverfassungsgericht) sẽ chưa ban hành quy định về tính pháp lý của Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) cho tới giữa tháng 9. Điều này đồng nghĩa với việc một số vấn đề quan trọng của kế hoạch giải cứu mà các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) công bố tháng trước, bao gồm các biện pháp hỗ trợ các Chính phủ Eurozone trên thị trường trái phiếu, sẽ bị hoãn lại trong thời gian này.

ESM là quỹ giải cứu vĩnh viễn có năng lực cho vay tối đa 500 tỷ EUR với mục đích thay thế cho Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) - nguồn cung cấp tiền cho các gói giải cứu Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland.

Quốc hội Đức đã phê chuẩn ESM vào tháng 6 vừa qua nhưng theo yêu cầu tòa án nước này phải ban hành lệnh đình chỉ phê chuẩn hiệp ước ESM để chờ kết quả xem xét toàn diện về tính pháp lý của quỹ này theo Hiến pháp Đức. Hôm thứ Hai (16/07), các hãng thông tấn Đức cho biết tòa án nước này sẽ đưa ra quyết định về lệnh đình chỉ nói trên vào ngày 12/09.

Tòa án Đức cũng có thể gây ảnh hưởng đối với hiệp ước tài chính mà Thủ tướng Đức Angela Merkel và hầu hết các nhà lãnh đạo EU ký kết trong tháng 3/2012. Giới phê bình cho rằng việc phê chuẩn hiệp ước tài chính và hiệp ước ESM đòi hỏi Đức phải hy sinh quá nhiều vấn đề quốc gia và gây rủi ro đến tiền thuế của người dân.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đức, Wolfgang Schäuble, hối thúc tòa án nhanh chóng hành động khi cảnh báo rằng việc trì hoãn có thể khiến các thị trường tài chính thất vọng.

Ông Chris Scicluna, Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế của Daiwa Capital Markets cho biết quỹ giải cứu mới chắc chắn bị trì hoãn ít nhất trong hai tháng tới. Điều này có thể khiến các bộ trưởng tài chính Eurozone (Eurogroup) còn rất ít tiền từ EFSF để giải quyết các khó khăn mới nảy sinh trong giai đoạn này”.

Dự kiến Eurogroup sẽ tổ chức cuộc điện đàm vào ngày thứ Sáu (20/07) để thảo luận về các điều khoản của gói giải cứu dành cho hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha. Tại cuộc họp lần trước, Eurogroup đã đồng ý giải ngân cho nước này 30 tỷ EUR vào cuối tháng 7 và đang chờ sự phê chuẩn từ Quốc hội của các nước Eurozone. Nguồn tài trợ cho khoản vay này là từ EFSF vì ESM vẫn chưa có hiệu lực.

Nhà kinh tế trưởng Carl Weinberg từ Tổ chức nghiên cứu High Frequency Economics cho biết: “Sự thất bại của các Chính phủ trong việc thành lập một công cụ chung nhằm tái cấp vốn cho các ngân hàng là dấu hiệu cho thấy sự thất bại của nền kinh tế Eurozone. Nếu không sớm áp dụng các biện pháp chính sách, chứng khoán sẽ giảm, đồng EUR sẽ rớt giá mạnh và lợi suất đối với số trái phiếu an toàn nhất sẽ phục hồi”.

Dù xét cho cùng tòa án Đức cũng sẽ phê chuẩn hiệp ước ESM nhưng sẽ đòi hỏi nhiều quyền hạn hơn cho các nhà lập pháp nước này về nguồn vốn được sử dụng, nhận định của nhà phân tích Alastair Newton từ Nomura Securities. Trong một báo cáo nghiên cứu gần đây, Newton cho biết 7 Chính phủ Eurozone đã phê chuẩn ESM. Được biết, theo dự kiến ban đầu ESM sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/07.

Ông Newton cho biết thêm quyết định của tòa án Đức rất quan trọng vì ESM không thể có hiệu lực cho tới khi 90% quốc gia ủng hộ cơ chế này ký vào hiệp ước. Được biết, Đức sẽ đóng góp 27% nguồn lực cho quỹ. Tuy nhiên, cuộc tranh luận xung quanh cam kết của Đức đối với hiệp ước tài chính thậm chí còn gây nhiều tranh cãi hơn. Hiệp ước sẽ yêu cầu các Chính phủ cân bằng ngân sách hoặc đối mặt với một số hình phạt khi không thể đáp ứng được mục tiêu ngân sách. “Chúng tôi dự báo rằng, ngoài các khía cạnh khác, vấn đề pháp lý sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự bình ổn của Eurozone trong vài tuần tới nếu không nói là vài tháng tới”, ông Newton nói.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   IMF vẫn dự báo tăng trưởng kinh tế Malaysia là 4% (18/07/2012)

>   ADB đưa đồng tiền của Trung Quốc và Ấn Độ vào TFP (18/07/2012)

>   Vì sao tỷ phú Trung Quốc quyết đổ tiền vào Iceland? (18/07/2012)

>   Lợi nhuận của Goldman Sachs giảm mạnh (18/07/2012)

>   Nhật bán “sứ quán” Triều Tiên để xiết nợ (18/07/2012)

>   Vùng tự trị Sicily của Italy có nguy cơ bị vỡ nợ cao (18/07/2012)

>   Ben Bernanke bi quan về triển vọng kinh tế nhưng vẫn “mập mờ” với QE3 (18/07/2012)

>   NĐT nước ngoài đổ 102 tỷ USD vào các tài sản của Mỹ trong tháng 5 (17/07/2012)

>   Tây Ban Nha-EU ký thỏa thuận hỗ trợ 100 tỷ euro (17/07/2012)

>   Cựu GĐ Barclay điều trần vụ thao túng lãi suất (17/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật