Thứ Ba, 17/07/2012 19:33

Gian nan hành trình giảm lãi suất!

Sự vận động của lãi suất cho vay khá giống với... giá xăng dầu và giá điện: tăng nhanh; giảm thì nhỏ giọt và thậm chí không thực chất, không đến được tay doanh nghiệp!

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm ngành ngân hàng vào sáng 7/7, thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã có chỉ đạo giảm lãi suất cho vay các khoản nợ cũ xuống dưới 15%.

Hành động lần này của NHNN được giới chuyên môn đánh giá cao, đi vào thực chất vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Các doanh nghiệp vẫn đang phải chịu áp lực lớn từ các khoản vay cũ có lãi suất cao từ 2011 trở về trước; nên trước khi tính đến chuyện tiếp cận với các khoản vay mới với lãi suất thấp, họ phải giải quyết vấn đề này để đáp ứng đủ những tiêu chuẩn của ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc này là không dễ.

Ngoài ra, khác với những lần giảm trước, lần này là giảm lãi suất cho các khoản vay cũ, tức là lợi ích mà nó mang lại cho các doanh nghiệp không phải ở thì tương lai, mà nó có thể tính toán trực tiếp ra một con số cụ thể ở hiện tại. Lợi ích này là cái mà các doanh nghiệp thấy được. Hơn nữa, việc giảm lãi suất lần này không hạn chế về đối tượng, nên tầm ảnh hưởng của nó rộng hơn.

Hành động lần này của ngân hàng xứng đáng được ghi nhận là "chia sẻ khó khăn" với doanh nghiệp. Trước đó, hành trình giảm lãi suất cho vay gặp vô vàn khó khăn...

Sau khi NHNN áp trần lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam 14% vào đầu tháng 9/2011, đã có tranh luận về việc tại sao không áp trần lãi suất cho vay. Lập luận đầu vào giảm thì đầu ra phải giảm của NHNN không nhận được sự đồng tình dư luận khi các doanh nghiệp kêu than với tình trạng lãi suất "cắt cổ" trên 20%. Nhưng với mục tiêu ưu tiên vào thời điểm đó là chấm dứt tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì hành động của NHNN không phải là vô lý.

Thực tế cho thấy, NHNN đã thành công với mục tiêu này. Hệ thống ngân hàng đã đi vào trật tự, lạm phát không còn là mối lo và vĩ mô được ổn định. Tuy nhiên, can thiệp vào kinh tế bằng công cụ hành chính nào cũng đều có hai mặt, nền kinh tế đang phải trả giá vì thực hiện những mục tiêu đó: tăng trưởng giảm mạnh, lạm phát xuống thấp đến mức... giảm phát ...vv. Trực tiếp đứng mũi chịu sào vẫn các doanh nghiệp: có hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động; rồi hàng tồn kho cao, sức cầu giảm, tiêu thụ kém...vv. Nhưng tréo ngoe là họ vẫn phải chịu lãi vay ngân hàng quá cao, cho dù lạm phát đã cho thấy tín hiệu đi xuống từ cuối năm 2011.

Những bất cập đó đã được báo chí phản ánh dày đặc, tiếng kêu của doanh nghiệp đã lên đến tận quốc hội. NHNN đã không thể ngồi im.

Trần lãi suất huy động liên tiếp được giảm xuống 13%, 12%, 11% rồi xuống hẳn 9% chỉ trong vòng ba tháng. Hơn nữa, NHNN, bằng việc ban hành Thông tư 14, cuối cùng cũng áp trần lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động cao nhất cộng thêm 3% đối với 4 lĩnh vực: nông nghiệp nông thôn, công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, trần lãi suất cho vay, cùng với sự giảm xuống của trần lãi suất huy động, cũng giảm từ 15% xuống 13% - đây là mức lãi suất trong mơ đối với hầu hết các doanh nghiệp. Cùng với đó, các NHTM cổ phần lớn trong nhóm G12 đã đi tiên phong trong việc giảm lãi suất, các gói hỗ trợ doanh nghiệp liên tiếp được các ngân hàng tung ra cùng với các cam kết, hứa hẹn...

... nhưng doanh nghiệp thì vẫn cứ kêu khó khăn khi tiếp cận vốn vay giá rẻ!

Nhìn nhận lại, những hành động "dồn dập" của NHNN trong thời gian qua không tạo được hiệu ứng tích cực đáng kể nào. Bởi vì doanh nghiệp - sau gần 4 năm chịu sóng gió kể từ cuộc đại khủng hoảng, nhất là từ năm 2011 trở lại đây, cầm cự được đến bây giờ - thì đa phần là "thoi thóp", làm sao đáp ứng được những tiêu chuẩn "trên trời" của các ngân hàng? Trong khi họ vẫn còn phải oằn lưng trả nợ cũ với lãi suất cao ngất ngưởng cùng với mối lo về tồn kho, sức mua yếu kém, chi phí gia tăng...vv. Nhưng các ngân hàng lại không dễ dễ dàng "linh động" giảm các tiêu chuẩn khi xét duyệt hồ sơ, vì nó gắn với các quy định riêng của từng ngân hàng, liên quan đến cả pháp luật, chính sách của NHNN và đặc biệt nó làm tăng rủi ro đạo đức.

Sự "nhiệt tình" của ngân hàng do đó bị mang tiếng "giả vờ cứu doanh nghiệp".

Nhưng trong bối cảnh các ngân hàng đang thừa tiền mặt (tức hàng tồn kho cao), tín dụng tăng trưởng rất thấp 0.76% trong 6 tháng đầu năm và triển vọng tăng trong 6 tháng cuối năm không mấy sáng sủa thì tình cảnh của các ngân hàng sẽ không khác gì với các doanh nghiệp như bây giờ nếu như họ còn chần chừ trong việc giảm lãi suất cho vay...

Vì vậy hành động của NHNN vừa qua, giảm lãi suất các khoản vay cũ về dưới 15%, vừa mở lối thoát cho các doanh nghiệp, cũng là biện pháp tự mở con đường sống cho các ngân hàng.

Đoàn Xuân Thạo (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Sacombank hỗ trợ 1,110 tỷ đồng vốn ưu đãi cho doanh nghiệp TPHCM (17/07/2012)

>   Giảm lãi suất các khoản vay cũ về 15%: Ngân hàng chỉ giảm có chọn lọc (17/07/2012)

>   Nỗi lo sụt giảm kiều hối (17/07/2012)

>   Khách hàng bị thu “lén“ phí ATM phải được bồi thường? (15/07/2012)

>   Tiền vẫn ế tại các ngân hàng thương mại (15/07/2012)

>   Chống nợ đọng cách nào? (15/07/2012)

>   Giảm lãi suất cho vay: Sướng nhất là bất động sản? (15/07/2012)

>   10 giải pháp của VAFI sẽ xử lý nhanh 50% nợ xấu ngân hàng? (14/07/2012)

>   Thực hư lãi khủng ngân hàng (14/07/2012)

>   Đằng sau nợ xấu (14/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật