Thứ Năm, 26/07/2012 17:09

Doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đang "đuối" dần?

Số liệu thống kê cho thấy khó khăn giờ đây đã lan rộng sang khối doanh nghiệp trong nước có tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Mức độ “hụt hơi” có vẻ như ngày càng lớn hơn từ năm 2010 trở lại đây, tức là sau khủng hoảng tài chính 2008 – 2009.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả nước đạt 53.1 tỷ USD, tăng 22.2% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so sánh với cùng kỳ các năm trước từ 2005 trở lại đây, thì rõ ràng mức tăng trưởng này khá khả quan khi nền kinh tế trong nước vẫn đang bộc lộ rõ nét nhiều dấu hiệu trì trệ.

Tuy nhiên, phân rã mức đóng góp của các thành phần kinh tế cho thấy khu vực kinh tế trong nước chỉ tăng trưởng khiêm tốn có 4% so với cùng kỳ năm 2011; trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dầu thô) có mức tăng trưởng ấn tượng với 37.3%.

Nếu loại trừ giá trị xuất khẩu dầu thô, tăng trưởng xuất khẩu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh đến 41.5%, cao gấp hơn 10 lần so với mức tăng trưởng khiêm tốn 4% của khu vực trong nước.

Trong giai đoạn từ 2005 đến 2011 (ngoại trừ năm 2009), tuy không có sự chênh lệch quá lớn như trên, nhưng nhìn chung khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt hơn so với khu vực trong nước.

Mức độ “hụt hơi” của khối doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có vẻ như ngày càng lớn hơn trong giai đoạn từ năm 2010 trở lại đây, tức là sau khủng hoảng tài chính 2008 – 2009.

Xét về tỷ trọng xuất khẩu, biểu đồ bên dưới cũng cho thấy mức đóng góp của khu vực kinh tế trong nước ngày càng sụt giảm so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Riêng 6 tháng đầu năm 2012, sau khi đã loại trừ dầu thô đối với khu có vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước chỉ chiếm 41.53% tổng giá trị xuất khẩu của nền kinh tế. Đáng lưu ý là mức độ đóng góp của khu vực kinh tế trong nước cũng liên tục sụt giảm trong những năm gần đây.

Như vậy, có thể thấy khó khăn giờ đây đã lan rộng sang khối doanh nghiệp trong nước có tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

 

Lý do khiến doanh nghiệp xuất khẩu trong nước “hụt hơi”?

Ngoài những lý do về tính hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước, còn có các nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng không nhỏ đến mức tăng trưởng xuất khẩu yếu của khu vực này; cụ thể:

(1) Khả năng tiếp cận vốn của khu vực doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn khi chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt từ những tháng đầu năm 2011 đến nay.

Doanh nghiệp xuất khẩu tuy “dễ thở” hơn nhưng vẫn vấp phải những khó khăn nhất định; trong khi đó, các doanh nghiệp FDI có lợi thế từ nguồn vốn dồi dào của công ty mẹ.

(2) Chi phí vốn vay quá cao khiến doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng hoặc thu hẹp đáng kể. Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể được hưởng mức lãi suất vay USD thấp hơn, nhưng nhìn chung vẫn cao hơn so với mặt bằng lãi suất mà các doanh nghiệp FDI tiếp cận được.

(3) Khả năng cạnh tranh chưa cao, trong khi lại yếu thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp FDI trong việc khai thác thị trường…

Hoàng Vũ (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Bộ Công thương đang 'chiều' doanh nghiệp xăng dầu (26/07/2012)

>   Đem tiền ra nước ngoài buôn bán, Petrolimex lãi lớn (26/07/2012)

>   Chưa có doanh nghiệp nào đăng ký vay gói giải cứu cá tra (26/07/2012)

>   EVN lờ giá rẻ, mua giá mắc (26/07/2012)

>   Kiểm soát chặt chất lượng hạt điều xuất khẩu (25/07/2012)

>   Sắp có đề án cứu doanh nghiệp (25/07/2012)

>   Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 16 tỷ USD (25/07/2012)

>   Cạnh tranh thị trường ĐTDĐ: Sóng lớn 22.000 tỷ đồng (25/07/2012)

>   Khi người giàu gặp khó (25/07/2012)

>   Cần nới lỏng thị trường, cứu xuất khẩu gạo (25/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật