Thứ Sáu, 20/07/2012 21:18

Cơn sốt thị trường Myanmar

Một cơn sốt về Myanmar thực sự đang kéo nhiều doanh nghiệp Việt Nam đi mở thị trường mới, đón đầu chính sách mở cửa của chính phủ nước này.

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan, cho biết công ty ông đã ký hợp đồng cùng C.T Group để đưa hàng vào Myanmar, và cho biết hàng hóa tiêu thụ rất tốt.

Còn công ty Bidrico cũng mới bắt tay thăm dò thị trường bằng các lô hàng sữa chua và rau câu, dù “chưa bán được nhiều”, theo ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Bidrico.

Công ty Đại Đồng Tiến cũng mới ký một hợp đồng với một đối tác Myanmar để phân phối các sản phẩm nhựa vào thị trường này.

Còn nhà sản xuất Chí Thành, được một đối tác từ Thái Lan đề nghị phân phối mũ bảo hiểm vào Myanmar. Chí Thành cũng rất muốn đưa các sản phẩm về dụng cụ nuôi tôm như bơm, phao và quạt tạo ô-xy vào thị trường này.

Theo một số nhà doanh nghiệp, thị trường Myanmar “màu mỡ và hoang sơ” nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản; trước hết các chính sách chưa thực sự mở và chưa minh bạch, các thủ tục pháp lý còn nhiêu khê, khá “tùy hứng từng địa phương", cùng cơ sở vật chất còn nghèo nàn.

Bên cạnh đó, hàng rào thuế với nhiều biểu thuế khác nhau, nhất là thuế nhập khẩu, cũng là một trở ngại lớn.

Sau đó, hệ thống thanh toán của nước này là vấn đề lớn, khi các doanh nghiệp phải thanh toán qua nước thứ ba là Singapore.

Điểm lợi mà các doanh nghiệp nhận thấy là tình cảm của người dân dành cho người Việt Nam rất tốt. Đặt trong bối cảnh tâm lý người tiêu dùng chán hàng có xuất xứ từ Trung Quốc vì chất lượng thấp, thì đây là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Từ năm 2010 đến nay, đã có rất nhiều đoàn doanh nghiệp từ Việt Nam đến khảo sát và thăm dò thị trường này. Riêng ở TPHCM, có đến 10 cuộc xúc tiến thương mại. Rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia các hội chợ và nhận thấy kết quả rất tốt.

C.T Group chẳng hạn, trong một hội chợ, đã trở thành gian hàng có doanh thu cao nhất.

Ông Trần Kim Chung, Chủ tịch C.T Group kể rằng, chỉ ngay ngày đầu tiên mở cửa, dân chúng đã “ùa vào mua hàng một cách hăng say”, và “hầu như tất cả mọi thứ đều bán sạch. “Kể cả hành lý của nhân viên cũng bị hỏi mua”, ông Chung nói.

Còn Bidrico, theo ông Hiến, vì sợ bán hết vèo ngay ngày đầu, nên ông phải phân chia hàng ra từng ngày nhằm để những ngày sau còn hàng để bán.

Điều đó cho thấy hàng Việt Nam đang được tiêu thụ khá tốt ở thị trường này, dù người Thái Lan và Trung Quốc đã đặt chân đến trước. Khoảng 70% hàng hóa ở Myanmar được nhập từ hai quốc gia này.

Nhiều doanh nghiệp đã đến tìm hiểu, nhưng những rào cản đó đang khiến họ không biết bắt đầu từ đâu. Nếu tự khai phá thị trường, thì phải tự mò mẫm, và tốn kém chi phí và thời gian rất lâu.

Theo ông Mười của Vissan, doanh nghiệp, nếu tự mày mò mở thị trường thì rất khó. Bản thân ông cũng đã nghiên cứu thị trường, và sau khi tính ra các chi phí, thì việc đưa hàng vào làm tăng thêm khoảng 70%.

Trong khi đó, đời sống của người dân nước này chưa cao, vì thế, rất khó có thể trụ vững.

Giải pháp của nhiều doanh nghiệp là không thâm nhập trực tiếp mà thông qua nhà phân phối C.T Group, vốn đã nghiên cứu thị trường và có cơ sở ở nước này khá vững chắc.

Bất chấp các rào cản, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục các chuyến xúc tiến và tìm hiểu thị trường, nhằm chuẩn bị cho những thay đổi được dự đoán là sẽ rất mạnh mẽ của nước này trong thời gian tới.

Hoàng Phi

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   Bình Dương trồng trên 6.500ha cao su ở Champasak (18/07/2012)

>   Rộng cửa đầu tư sang Lào (17/07/2012)

>   Gia Lai phát triển khu đô thị biên giới Việt-Lào-CPC (14/07/2012)

>   Myanmar: Thị trường CNTT màu mỡ (09/07/2012)

>   Thị trường Myanmar - Cơ hội cho Việt Nam (09/07/2012)

>   Campuchia, thị trường hấp dẫn (06/07/2012)

>   VDB thực hiện đầu tư dự án thủy điện tại Lào (05/07/2012)

>   6 tháng, xuất khẩu sang Myanmar đạt 50 triệu USD (03/07/2012)

>   Nhật, Thái, Myanmar sẽ lập liên doanh hàng tỷ USD (27/06/2012)

>   Tăng cường hợp tác tài chính Việt Nam –Lào (25/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật