Thứ Năm, 12/07/2012 21:57

Cơ hội cho thủy điện nhỏ ngày càng ít

Những khó khăn về vốn, năng lực của chủ đầu tư và điều kiện đi vào vận hành thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 1-7 đang đặt chủ đầu tư các dự án thủy điện nhỏ trước thách thức ngày một lớn.

Chủ đầu tư thủy điện Mường Hum kêu 3 năm nay không vay được vốn đầu tư tiếp. Ảnh:TL

Theo ông Nguyễn Đức Đạt, đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, hiện nay cả nước đã có trên 200 dự án thủy điện vừa và nhỏ và 30 công trình thủy điện lớn trên 100 MW với tổng công suất gần 10.000 MW. 40-50% trong số này đã được đưa vào khai thác. Tính riêng sản lượng điện năm 2011 phát ra từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đạt 7,845 tỉ kWh, chiếm 19% tổng lượng điện phát ra từ nguồn thủy điện, cung cấp 7% sản lượng điện toàn hệ thống.

Tuy nhiên, do tình trạng phát triển ồ ạt các dự án thủy điện nhỏ, đặc biệt ở miền Trung và miền núi phía Bắc trong thời gian qua, Chính phủ và Bộ Công Thương đã phải ban hành hàng loạt chính sách, giải pháp và giám sát việc đầu tư, cấp phép tràn lan của các dự án thủy điện ở nhiều tỉnh. Một số tỉnh như Quảng Nam, Cao Bằng đã có hàng chục dự án được UBND tỉnh cấp phép đã bị loại ra khỏi quy hoạch.

Nhưng đối với các dự án đã và đang đi vào hoạt động, các chủ đầu tư đang kêu là phải đối diện với hàng loạt khó khăn. Tại Diễn đàn Phát triển thủy điện nhỏ do Phòng thương mại và công nghiệp (VCCI) phối hợp với báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức hôm 12-7 tại Hà Nội, ông Lê Trường Thủy, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Mai Châu (Hòa Bình), nói rằng khó khăn lớn nhất của các nhà máy nhỏ hiện nay là cạnh tranh bán điện, và với những quy định mới của Bộ Công Thương thì thủy điện nhỏ lép vế.

Ông Thủy phân tích, từ ngày 1-7, khi thị trường phát điện cạnh tranh chính thức đi vào hoạt động, Cục Điều tiết điện lực đã ban hành danh sách 29 nhà máy điện được tham gia trực tiếp vào thị trường, 26 nhà máy khác tham gia gián tiếp và 18 nhà máy tham gia  gián tiếp tạm thời cùng hàng chục nhà máy khác trong danh sách chờ tham gia. Tuy nhiên tất cả các nhà máy chào giá phải có công suất trên 30 MW, nghĩa là không có “vé” cho các nhà máy thủy điện nhỏ. “Với những người bán được chỉ định sẵn cho một người mua thì làm sao có thể gọi là thị trường phát điện cạnh tranh”, ông nói.

Với các nhà máy đã và đang đầu tư dang dở, ngoài chuyện khó về đầu ra, thì đầu vào cũng đang tắc vì chi phí đầu tư lớn, điều kiện vay vốn khó khăn. Ông Đạt thừa nhận là hiệu quả đầu tư thủy điện vừa và nhỏ không cao bằng thủy điện lớn. Các chủ dự án cũng thừa nhận họ không có nhiều năng lực trong lĩnh vực này. Theo thống kê từ 25 công trình thủy điện lớn (theo mặt bằng giá năm 2010) thì suất đầu tư khoảng 20-25 tỉ đồng/MW, trong khi thủy điện nhỏ suất đầu tư 25-30 tỉ đồng/MW, thậm chí có nơi còn cao hơn.

Ngoài giá mua điện của EVN thấp như hiện nay (đối với các dự án thủy điện nhỏ gía mua bình quân từ 700 đồng đến 900 đồng/kWh) thì vấn đề vốn cho dự án hiện cũng không có lối thoát.

Ông Hà Sỹ Dinh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ, chủ đầu tư dự án thủy điện Mường Hum (32MW) cho biết, mức đầu tư cho một dự án dưới 30MW cũng xấp xỉ gần 1.000 tỉ đồng và phải có 30% vốn đối ứng cộng với tài sản thế chấp ngân hàng mới cho vay. “Đây là yêu cầu khá lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơn khó hiện nay”, ông Dinh nói và đặt câu hỏi: “Xin hỏi mấy ông chủ dự án thủy điện ở đây mấy năm qua có bao nhiêu nhà máy đi vào hoạt động và làm ăn có lãi? Bao nhiêu năm nữa các vị mới có thể hoàn được vốn”. Và ông tự trả lời rằng doanh nghiệp của mình 3 năm qua vác hồ sơ đi vay vốn ngân hàng đều bị từ chối.

Lan Nhi

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Nhu cầu nhân lực trực tuyến quay đầu giảm mạnh (12/07/2012)

>   Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN: Ngành điện chỉ quan tâm đến tăng giá (12/07/2012)

>   Thiếu 22-27 triệu kWh điện/ngày do ngưng hệ thống khí PM3 (12/07/2012)

>   Cơ hội xuất khẩu VLXD sang Trung Đông và châu Phi (12/07/2012)

>   Khách nước ngoài "ngại" thủ tục hoàn thuế GTGT (12/07/2012)

>   Khó xoay xở trả nợ ngân hàng (12/07/2012)

>   Làm ăn với Trung Quốc: “Không cẩn thận, phá sản như chơi” (12/07/2012)

>   6 tháng, nhập siêu của Việt Nam chỉ còn 158 triệu USD (12/07/2012)

>   Petro Vietnam đã khắc phục hàng nghìn tỷ đồng chi sai (12/07/2012)

>   Sức mua kiệt quệ, đại hạ giá vẫn khó bán hàng (12/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật