Các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc: Hết tuần trăng mật
Một thập kỷ trước, các công ty của Mỹ đổ xô tới Trung Quốc (TQ) và biến nơi đây thành “công xưởng của thế giới”. Nhưng nay, nhiều công ty trong số này lại kéo nhau về nơi xuất phát.
Năm 2009, khi Sonja Zozula và Jerry Anderson thành lập công ty sản xuất đèn chiếu sáng LightSaver Technologies, bạn bè ai cũng khuyên họ nên đặt cơ sở sản xuất ở TQ.
Nhưng chỉ sau 2 năm gia công tại các nhà máy ở TQ, mùa Đông năm ngoái, họ quyết định chuyển cơ sở về Carlsbad, California, cách nhà tại San Clemente khoảng 30km. Anderson nói: “Sản xuất ở TQ rẻ hơn khoảng 30%, nhưng bạn phải chịu nhiều phí tổn về vận chuyển và tất cả các yếu tố khác”.
Khi chi phí ở TQ tăng lên cùng với việc xem xét những thách thức khi sử dụng các nhà máy cách xa gần nửa vòng Trái đất và lệch tới 12 múi giờ, nhiều công ty nhỏ của Mỹ đang lên kế hoạch dời về Mỹ. Trong khi đó, tình hình kinh doanh tại Mỹ ngày càng thuận lợi hơn.
Cuộc thăm dò của hãng Bloomberg đối với 259 nhà sản xuất theo hợp đồng sản xuất hàng hóa cho các công ty khác trong tháng 4/2012 cho thấy, trong 2 năm qua, 40% lợi nhuận thu được là từ các công đoạn làm ở nước ngoài.
Khảo sát của MFG.com, trang web giúp các công ty tìm kiếm các nhà sản xuất cũng cho thấy, gần 80% công ty được hỏi lạc quan về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2012.
Ted Fogliani, Giám đốc Điều hành Công ty Outsource Manufacturing ở San Diego, một đối tác của LightSaver, cho biết: “Một thập kỷ trước đây, bạn nên sang TQ, nhưng hiện nay, TQ không còn là thiên đường gia công đối với nhiều doanh nghiệp. Mọi người đang cố gắng chuồn khỏi nơi đó. Ai cũng biết nơi đó đang vô cùng khốn đốn”.
Những doanh nghiệp này quyết định rời khỏi TQ với nhiều lý do như: không có nhân lực chủ chốt là người TQ, gặp khó khăn trong kết nối với nhà sản xuất và đặc biệt là nguyên liệu vận chuyển từ Mỹ đến bị hải quan TQ giữ lại hàng tuần.
Bên cạnh đó, việc sản xuất ở Mỹ sẽ tiết kiệm hơn từ 2 đến 5% thời gian đồng thời nếu ở TQ, việc gia công phần mềm sẽ gặp rắc rối do chi phí phát sinh không thể kê khai trên bất kỳ báo cáo nào.
Có khoảng 10% trong số 60 công ty như Minneapolis, Ecodev (công ty của Dana Olson) đã chấp nhận sản xuất ở Mỹ và nhiều số khác đang xem xét có động thái tương tự.
Olson nói: “Một xu hướng đang tăng lên ở các công ty Mỹ là mong muốn sản xuất tại chính nước này. Điều này rất quan trọng để một lần nữa họ có các nhãn hiệu made in USA”.
Kể từ năm 2008, Ultra Green Packaging, một trong những khách hàng của Olson, đã tận dụng các công ty TQ để tạo ra các tấm kim loại dẻo, các container từ rơm lúa mì và các vật chất hữu cơ khác.
Cuối năm nay, Ultra Green dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất số lượng lớn hàng hóa tại một nhà máy ở Bắc Dakota nhằm cắt giảm chi phí vận chuyển và bảo vệ tài sản trí tuệ.
Tập đoàn Unilife với ý tưởng ban đầu là thực hiện việc sản xuất ở TQ, nhưng sau nhiều năm nhận thấy trục trặc kỹ thuật lên tới 30%, tập đoàn này đã quyết định chuyển đến Port Jefferson, New York.
Tại nhà máy nhỏ có văn phòng ở Long Island, tập đoàn có thể bắt đầu các cuộc thử nghiệm phức tạp về các sản phẩm của mình và thậm chí một người chơi đàn guitar có thể chơi 500 tới 1.000 các phím nhạc.
Unilife bán hàng trước khi các sản phẩm được đóng gói và vận chuyển, làm gia tăng việc làm so với trước đây.
Thực tế hiện nay, hàng hóa cho người tiêu dùng Mỹ ít được sản xuất tại TQ, việc sản xuất ở quốc gia trên tỷ người chủ yếu nhắm mục tiêu ra thị trường nước ngoài.
Nguyễn Hưng - Hòa Thu
doanh nhân sài gòn
|