Thứ Tư, 20/06/2012 10:03

Tiền vẫn không chảy vào chứng khoán

Phiên giảm điểm của TTCK ngày hôm qua với thanh khoản sụt giảm mạnh cho thấy, dòng tiền vẫn không chảy vào chứng khoán như kỳ vọng của giới đầu tư.

Nguyên nhân của tình trạng này, ngoài những lý do khách quan như khủng hoảng nợ công châu Âu còn diễn biến phức tạp, thì nguyên nhân chính là thị trường đã phản ánh xong kỳ vọng lãi suất giảm. Chỉ khi nhà đầu tư thấy được tiền mới với chi phí vốn hợp lý chảy vào doanh nghiệp, TTCK mới có cơ chào đón một đợt sóng mới. Tuy nhiên, diễn biến của dòng tiền giá rẻ còn rất mờ nhạt.

Ghi nhận của ĐTCK ở một số doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng cao nhất của các ngân hàng quốc doanh cho thấy, khi có nguồn tiền nhàn rỗi, doanh nghiệp muốn trả bớt nợ trước hạn, nhưng ngân hàng không đồng ý. Lý do là thu hồi vốn về, ngân hàng không thể cho vay ra ngay, kể cả với lãi suất hợp lý. Các yếu tố như lãi suất cao hay thấp thời điểm này không quan trọng bằng vấn đề cho khách hàng nào vay.

Các ngành hàng, doanh nghiệp đang trong giai đoạn tái cơ cấu. Tái cơ cấu hiểu theo cách đơn giản là thay đổi tổ chức bộ máy và hoạt động của doanh nghiệp, giữ lại bộ phận hiệu quả, cắt giảm bộ phận không hiệu quả. Trong một ngành, những doanh nghiệp nào tốt thì tiếp tục phát triển, doanh nghiệp nào yếu thì chấp nhận tái cơ cấu, tức là phá sản, phá sản một phần, thu hẹp sản xuất hay sáp nhập.…Ngân hàng đã biết “sợ” những doanh nghiệp thuộc diện “tái cơ cấu”. Cả nền kinh tế buộc phải cơ cấu lại thì ngân hàng cũng phải nhìn vào guồng cơ cấu đó để quyết định đưa tiền vào đâu.

Sự thận trọng cần thiết của chính các ngân hàng trong cho vay khiến cho vốn lãi suất thấp hơn không dễ dàng chảy vào doanh nghiệp. Tín dụng lãi suất thấp hơn chỉ co cụm ở một số doanh nghiệp là khách hàng xếp loại tín dụng hạng ưu của ngân hàng. Thậm chí, ở nhóm khách hàng doanh nghiệp tốt nhất, các ngân hàng trong nước còn bị cạnh tranh mạnh từ ngân hàng nước ngoài, khi ngân hàng nước ngoài luôn chào những khoản vay lãi suất cạnh tranh hơn. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân thì nhắm đến những doanh nghiệp tuy năng lực cạnh tranh không vượt trội nhưng cũng đủ thu bù chi, có lãi ít sau khi trang trải chi phí vốn lãi suất 14 - 15%/năm…

Chính vì thế, có chuyên gia lo ngại, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12 - 13% cho đến cuối năm là không khả thi. Vấn đề không phải là lãi suất, mà là ở chính quá trình tái cấu trúc đang và sẽ còn tiếp diễn.

Trong quá trình tái cơ cấu, ngân hàng nhìn doanh nghiệp qua bức màn sáng tối chưa rõ ràng về khả năng cạnh tranh, nên không dễ ra quyết định cho vay. Và khi chưa thể đánh giá rõ về khách hàng, thì cách tốt nhất của ngân hàng là không cho vay. Giống như trên TTCK, khi chưa rõ xu hướng tăng hay giảm, thì cách tốt nhất là nhà đầu tư đứng ngoài quan sát.

Đó cũng là lý do vì sao tiền chưa chảy vào chứng khoán. Trong khi tiếp tục hy vọng có dòng tiền mới cho TTCK từ các gói hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Chính phủ, giới đầu tư vẫn để ngỏ một khả năng: dù lãi suất có giảm thì tiền mặt vẫn là vua, khi rủi ro từ quá trình tái cơ cấu đang hiển hiện.

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Kỳ vọng gì ở khối ngoại? (20/06/2012)

>   20/06: Bản tin 20 giờ qua (20/06/2012)

>   STT vào diện cảnh báo từ 22/06 (19/06/2012)

>   PGI: Bị nhắc nhở về việc công bố thông tin trên website của công ty (19/06/2012)

>   BenXeNgheAn: Ông Phạm Xuân Bích làm Trưởng BKS nhiệm kỳ mới (28/06/2012)

>   Khủng hoảng: Công ty chứng khoán sống bằng gì? (19/06/2012)

>   Chứng khoán tháng 7 sẽ sôi động hơn (19/06/2012)

>   Cấm “bói” chứng khoán (19/06/2012)

>   19/06: Bản tin 20 giờ qua (19/06/2012)

>   Lỗ hổng quản lý giao dịch chứng khoán (18/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật