Thứ Ba, 26/06/2012 21:56

Thuế cao, chứng khoán khó thu hút nhà đầu tư

Hiện tại, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào công ty đại chúng chỉ chịu thuế chuyển nhượng là 0,1% trên tổng số tiền bán chứng khoán. Nhưng khi đầu tư vào công ty không phải đại chúng lại phải chịu mức thuế khoán là 25% trên chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Tương tự, nhà đầu tư cá nhân trong nước khi đầu tư vào công ty đại chúng cũng thì chỉ chịu mức thuế khoán là 0,1%. Còn khi đầu tư vào công ty không đại chúng thì chịu mức thuế khoán là 20% trên số tiền chênh lệch giữa mua và bán chứng khoán…

Từ thực tế trên, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam nhận xét rằng, cùng là hoạt động đầu tư chứng khoán nhưng lại áp dụng 2 phương pháp tính thuế khoán khác nhau và có khoảng cách chênh lệch khá lớn về nghĩa vụ nộp thuế đã khiến nhà đầu tư nhụt chí. Hơn thế, khoản chi phí chênh lệch tỷ giá không được xem xét để trừ ra càng khiến nhà đầu tư ngoại phải dè chừng.

Cụ thể, với khoản đầu tư mua cổ phiếu từ khi tỷ giá chỉ có 16.000 VND/USD, nay bán chứng khoán tỷ giá đã là 21.000 VND/USD. Vì vậy, theo ông Hải, nếu cho phép nhà đầu tư ngoại đưa khoản chênh lệch tỷ giá này vào hạch toán, thì thương vụ mua bán cổ phiếu chỉ có lãi chút ít hoặc lỗ nhưng vẫn phải đóng thuế.

Vì vậy, cách tính thuế hiện tại không phải là tính theo thu nhập chịu thuế mà là áp dụng thuế khoán theo chênh lệch giá trị bán trừ giá trị mua và đây là phương pháp bất hợp lý; quá cao so với phương pháp tính thuế khoán theo giá bán thực tế ở mức 0,1%.

Trong khi đó, đầu tư vào cổ phiếu của công ty không đại chúng thường thuộc đối tượng doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa - Đây là lĩnh vực đầu tư mạo hiểm hơn nhiều so với đầu tư vào công ty đại chúng. Những dòng vốn mạo hiểm và đầy rủi ro đầu tư vào thị trường chứng khoán thì bị thuế cao, bị ngăn chặn bởi nhiều sắc thuế và hệ quả là thị trường trái phiếu doanh nghiệp hầu như không huy động được vốn, hệ thống các nhà đầu tư là tổ chức trong nước ngày càng suy yếu.

Cũng theo ông Hải, ngành Công nghiệp quản lý quỹ đóng vai trò then chốt trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế và cho cả hệ thống ngân hàng. Lực lượng quỹ đầu tư trong nước của các nước phát triển thường chiếm 30-50% giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán và tỷ lệ tương ứng trong việc nắm giữ cổ phần của các công ty đại chúng, công ty niêm yết.

Phát triển được ngành dịch vụ quản lý quỹ sẽ làm tăng tính ổn định của thị trường chứng khoán. Nhưng ở nước ta lại hoàn toàn ngược so với thông lệ trên khi chỉ có vài quỹ đầu tư chứng khoán đang hoạt động và thời hạn hoạt động cũng sắp kết thúc.

Trong 3 năm qua, không một công ty quản lý quỹ trong nước nào có khả năng huy động được vốn để thành lập quỹ đầu tư. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là chính sách thuế với quỹ đầu tư chứng khoán quá cao; cao hơn rất nhiều so với các hình thức đầu tư chứng khoán trực tiếp không thông qua quỹ.

Ông Hải đề xuất rằng, để kích thích thị trường, mức thuế phù hợp cho quỹ đầu tư hiện nay là áp dụng cách tính thuế khoán ở mức 0,1% với thuế chuyển nhượng tính cho từng giao dịch mua bán; thuế lợi tức trái phiếu, lợi tức tiền gửi chỉ ở mức 5%

Đ.T

CAND

Các tin tức khác

>   Chuyên gia nước ngoài dự báo VN-Index tăng 25%-35% trong nửa cuối năm (26/06/2012)

>   Chứng khoán Việt đang ở đâu? (26/06/2012)

>   Khi công ty ngại lên sàn chứng khoán (26/06/2012)

>   26/06: Bản tin 20 giờ qua (26/06/2012)

>   Tản mạn nghề bói… (25/06/2012)

>   Có thể bắt đáy nếu thanh khoản hồi phục (25/06/2012)

>   Cổ phiếu cao su an toàn, nhưng đừng quá kỳ vọng (25/06/2012)

>   HangHaiVN thay đổi nhân sự HĐQT và BKS (28/06/2012)

>   "Bán hết cho tôi với giá sàn!" (25/06/2012)

>   Khả năng cuối tháng 7 sẽ bỏ trần lãi suất (25/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật