Thứ Sáu, 01/06/2012 13:04

Thủ tướng Hy Lạp: Eurozone cần biện pháp mạnh hơn

Thủ tướng lâm thời Hy Lạp Panayiotis Pikrammenos ngày 31/5 kêu gọi các đối tác trong Khu vực đồng euro (Eurozone) ủng hộ kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng giúp đẩy lùi cuộc khủng hoảng nợ đang có nguy cơ nhấn chìm nhiều nền kinh tế trong khu vực.

Ông Panayiotis Pikrammenos khẳng định cả Hy Lạp và châu Âu đều có thể làm tốt hơn để xử lý cuộc khủng hoảng nợ hiện nay, đặc biệt Eurozone cần tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn, trong đó đặt ưu tiên tăng trưởng lên hàng đầu cùng với cắt giảm ngân sách.

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ông Panayiotis Pikrammenos khẳng định đây là giải pháp duy nhất có thể giúp châu Âu phát triển thành một khối kinh tế thống nhất, mạnh hơn.

Theo ông Panayiotis Pikrammenos, chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử lại dự kiến diễn ra vào ngày 17/6 chủ yếu đang tập trung vào gói cứu trợ chung của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuy nhiên, hai chính đảng được dự báo có thể giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới lại có đường lối khác nhau. Đảng Dân chủ mới theo đường lối bảo thủ bảo vệ gói cứu trợ của EU và IMF, song lại đề xuất giảm bớt chương trình "thắt lưng buộc bụng" bằng các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đảng Syriza, về thứ 2 trong cuộc bầu cử Quốc hội Hy Lạp diễn ra hôm 6/5 vừa qua, chủ trương bãi bỏ thỏa thuận cứu trợ của các định chế tài chính quốc tế. Các nhà lãnh đạo Eurozone cảnh báo rằng Athens sẽ mất quyền được cấp các khoản vay khẩn cấp và có thể rời khỏi Eurozne nếu Syriza giành thắng lợi và bác bỏ thỏa thuận cứu trợ hiện nay.

Cùng ngày, thủ lĩnh đảng Dân chủ mới Antonis Samaras đã trình kế hoạch kinh tế trước cuộc bầu cử mới. Ông cam kết ủng hộ các hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ bị tác động bởi khủng hoảng nợ và thúc đẩy chương trình cải cách cơ cấu nếu đảng của ông thắng cử. Mục tiêu chính của kế hoạch kinh tế được đưa ra trong 18 đề xuất là tránh để Hy Lạp rơi vào tình trạng vỡ nợ không kiểm soát được, trong đó đặc biệt ưu tiên các chính sách phục hồi kinh tế và đàm phán lại chương trình kinh tế, tư pháp và an ninh hiện nay.

Liên quan đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Eurozone, ngày 31/5, phát biểu từ Rome, Thủ tướng Italy Mario Monti đã kêu gọi Đức nên suy nghĩ lại lập trường của mình trong việc xử lý cuộc khủng hoảng nợ, giữa lúc những hoài nghi về tương lai của Hy Lạp trong khu vực đồng tiền chung tiếp tục gây lo ngại cho các thị trường tiền tệ.

Thủ tướng Monti là một trong số những nhà lãnh đạo chủ chốt trong EU kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu cần chuyển trọng tâm từ "thắt lưng buộc bụng" sang tăng trưởng để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel dường như không sẵn lòng nhất trí với quan điểm này cũng như ý tưởng phát hành trái phiếu chung (eurobonds) để giảm bớt áp lực đối với trái phiếu của những nước mắc nợ nhiều như Itay và Tây Ban Nha.

Trong bài phát biểu của mình, ông Monti cho rằng EU cần phải "đẩy nhanh" các nỗ lực nhằm hạn chế nguy cơ lây lan của cuộc khủng hoảng nợ công, hoặc nếu không, sự ủng hộ của người dân đối với vấn đề kỷ luật trong các nền tài chính công có thể sụt giảm.

Theo ông: "Đức nên suy nghĩ một cách thấu đáo, nhưng cũng cần phải nhanh chóng, về điều này."

Ngoài ra, ông Monti cũng nhấn mạnh điều “quan trọng mang tính sống còn” đối với Italia và các nước khác ở châu Âu là phải hành động để "hạn chế" nguy cơ lây lan của cuộc khủng hoảng nợ, đồng thời "kích thích tăng trưởng"./.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Trung Quốc còn ngần ngại với gói kích thích kinh tế (01/06/2012)

>   Chính phủ Ấn Độ ban hành các biện pháp khắc khổ (01/06/2012)

>   EU-Trung Quốc bên bờ vực chiến tranh thương mại (01/06/2012)

>   Trọng tâm kinh tế TG đang dịch chuyển về Đông Á (01/06/2012)

>   Mỹ quan ngại về tình hình kinh tế của Tây Ban Nha (31/05/2012)

>   Cả 8 ứng cử viên gia nhập Eurozone đều bị "trượt" (31/05/2012)

>   Vì sao kinh tế Ấn Độ suy giảm nghiêm trọng? (31/05/2012)

>   Thặng dư vãng lai giúp ASEAN giảm tác động từ EU (31/05/2012)

>   Ngân hàng Đan Mạch bị hạ mức xếp hạng tín dụng (31/05/2012)

>   ASEAN có thể giảm bớt tác động khủng hoảng nợ (31/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật