Thứ Tư, 06/06/2012 08:30

Tháng 7, thị trường sẽ rõ xu hướng

Tháng 7, TTCK sẽ rõ xu hướng, khi sức khỏe của các DN niêm yết được “khám xét”, công bố và hướng đi của nền kinh tế được thấy rõ ràng hơn.

Cuối tuần qua, UBCK tổ chức cuộc đối thoại để lắng nghe các ý kiến từ khối CTCK và công khai kế hoạch điều chỉnh một số chỉ tiêu liên quan đến CTCK (tỷ lệ tự doanh, tỷ lệ vay vốn). Đây là một hành động tích cực, bởi sự điều chỉnh này một mặt vẫn nắn dần các CTCK vào khuôn khổ, nhưng mặt khác, sẽ giúp TTCK không bị thêm các cú sốc “xả hàng”.

Trên bình diện vĩ mô, các thông tin cơ bản về nền kinh tế vẫn đang cho thấy triển vọng tích cực. Dù hết quý I, tăng trưởng GDP mới ở mức 4%, nhưng Chính phủ không có động thái điều chỉnh chỉ tiêu này cho thấy, khả năng Chính phủ sẽ có những biện pháp mạnh hơn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong các tháng cuối năm.

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã công khai quan điểm sẽ đẩy mạnh đầu tư công - một biện pháp để kích cầu, còn Ngân hàng Nhà nước cũng vừa công khai đề án lập Công ty Mua bán nợ để giải tỏa khối nợ xấu cho các ngân hàng. Nếu 2 bộ đầu ngành này nỗ lực khơi thông quan hệ tiền - hàng bằng các giải pháp tầm vĩ mô, sẽ có khả năng kéo dần các DN và cả nền kinh tế ra khỏi trạng thái trì trệ, để bước sang giai đoạn tăng trưởng cao hơn.

Tuy nhiên, khi triển vọng nền kinh tế, TTCK là sáng hơn, thì tại sao TTCK lại dao động trong xu hướng đi xuống, với giao dịch suy giảm như hiện tại?

Tham khảo nhiều thành viên, có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, tính từ đầu năm đến nay, TTCK đã tăng gần 30%, nên việc điều chỉnh giảm là phù hợp để tìm đến sự cân bằng. Thứ hai, giá vàng đã và đang giảm mạnh, còn giá nhà đất cũng đang ở mức thấp khi nhiều DN bán phá giá để thu tiền về. Với nhiều người có tiền, kênh đầu tư vàng và bất động sản đang trở nên hấp dẫn hơn chứng khoán.

Nguyên nhân thứ ba là TTCK vẫn phản ứng theo tâm lý bầy đàn, nên khi xu hướng giảm bao trùm thì cả hàng tốt lẫn hàng xấu đều bị định giá thấp. Tuy nhiên, nguyên nhân này có thể hóa giải được khi thông tin về báo cáo tài chính bán niên của các DN niêm yết được tung ra trong tháng 7: những DN tốt sẽ lộ diện và những DN yếu kém cũng không thể giấu mình, bởi quy định báo cáo bán niên bắt buộc phải qua vòng soát xét của kiểm toán.

Theo TS. Phạm Kinh Luân, tháng 7, TTCK sẽ rõ xu hướng, khi sức khỏe của các DN niêm yết được “khám xét”, công bố công khai và hướng đi của nền kinh tế được thấy rõ ràng hơn. Hiện tại, số DN phải giải thể hoặc ngừng hoạt động vẫn không ngừng tăng lên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 4 tháng đầu năm nay, số DN giải thể hoặc ngừng hoạt động là 17.735 DN, nhưng tính thêm tháng 5, con số này đã tăng lên đến 21.800 DN. Tuy nhiên, nếu kết thúc 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP ở mức cao hơn quý I, đồng thời Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% năm 2012, thì đó là yếu tố nền tảng để đặt niềm tin vào sự khởi sắc của nền kinh tế cũng như TTCK Việt Nam. Trong khó khăn chung, các thành phần trong nền kinh tế đang phải tái cơ cấu mạnh mẽ, các DN yếu sẽ khó tồn tại, nhưng các DN khỏe lại có điều kiện bật nhanh hơn, mở rộng hoạt động hơn. Đó là một quá trình tất yếu để thanh lọc và nâng cấp sức khỏe của DN, của nền kinh tế.

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   06/06: Bản tin 20 giờ qua (06/06/2012)

>   Chính thức giao dịch buổi chiều từ 06/06 sau 3 tháng thí điểm (05/06/2012)

>   NHNN là đại diện cổ đông Nhà nước tại VCB (05/06/2012)

>   STB: Gần 100 triệu cổ phiếu thỏa thuận trong 3 phiên (05/06/2012)

>   05/06: Bản tin 20 giờ qua (05/06/2012)

>   TTCK: Tiền tươi có hóa giấy khô? (04/06/2012)

>   Bất thường ASM (04/06/2012)

>   Về đâu các quỹ đầu tư? (04/06/2012)

>   Rời ghế, vẫn canh cánh nỗi lo… vào tù (04/06/2012)

>   PVN: Hiện không có cơ chế bán cổ phần dưới mệnh giá (04/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật