Thứ Tư, 06/06/2012 11:46

Tây Ban Nha cảnh báo đóng băng tín dụng

Ngày 05/06, Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Cristobal Montoro kêu gọi sự ủng hộ tài chính từ các nhà lãnh đạo châu Âu khi cho biết thị trường tín dụng nước này đang đóng băng.

Bộ trưởng Tài chính Cristobal Montoro thừa nhận rằng Tây Ban Nha không thể tự giải cứu chính mình

Lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha sắp chạm mức nguy hiểm 7% và cho thấy nỗi lo về nguy cơ vỡ nợ của nước này. Trong tuần qua, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2011.

Bộ trưởng Tài chính Cristobal Montoro thừa nhận trên đài phát thanh Onda Cero rằng Tây Ban Nha không thể tự giải cứu chính mình. Ông cho biết Tây Ban Nha cần thêm tiền để cải thiện tình hình nợ của mình và để các thị trường trái phiếu mở cửa trở lại, nhờ đó mọi người có thể đầu tư vào nước này.

Ông nói: “Phần bù rủi ro cho thấy Tây Ban Nha không còn được các thị trường trái phiếu chào đón và không thể tiếp cận được các thị trường khi cần tái tài trợ cho các khoản nợ”.

Các nhà kinh tế ước tính dư nợ của Chính phủ Tây Ban Nha hiện ở vào khoảng 800 tỷ EUR. Trong khi đó, Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), quỹ giải cứu cố định có hiệu lực vào mùa hè này, sẽ chỉ được trang bị khoảng 500 tỷ EUR.

Ông Montoro cho rằng Tây Ban Nha muốn tiếp tục là một phần của Eurozone và phải nhờ vào sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức châu Âu. Mức độ khó khăn về mặt tài chính của Tây Ban Nha đã được tiết lộ vào tháng 5 vừa qua khi Chính phủ công bố gói giải cứu 19 tỷ EUR dành cho Bankia, một trong những ngân hàng hàng đầu nước này.

Tuần trước, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Egan Jones hạ bậc của Tây Ban Nha từ BB- xuống B và Thống đốc ngân hàng trung ương nước này, Miguel Angel Fernandez Ordonez, cho biết sẽ từ chức sớm hơn một tháng so với dự kiến.

Theo ông Montoro, cuộc khủng hoảng tài chính của Tây Ban Nha không phải là vấn đề riêng của nước này mà là vấn đề chung của châu Âu. Ông nói: “Chính Eurozone đang đối mặt với nguy hiểm và khu vực này phải thuyết phục chính mình cũng như các thị trường rằng Eurozone là có thực và sẽ tiếp tục phát triển”.

Bộ trưởng Montoro đưa ra lời kêu gọi trên khi các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp nhằm thảo luận về khủng hoảng nợ châu Âu. Theo Bộ Tài chính Mỹ, các bộ trưởng tài chính và các nhà lãnh đạo G7 đã đồng ý theo dõi sát tình hình trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh G20 vào cuối tháng này.

Nhận định của G7 đã đem lại đà tăng cho nhóm cổ phiếu ngân hàng châu Âu và giúp lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này giảm xuống còn 6.3%.

Thị trường trái phiếu Tây Ban Nha sẽ trải qua phép thử quan trọng vào ngày thứ Năm khi Chính phủ nước này bán đấu giá 2 tỷ EUR trái phiếu kỳ hạn 2 năm, 4 năm và 10 năm.

Phước Phạm (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   Chuyên gia hạ thấp dự báo tốc độ tăng GDP của Mỹ (06/06/2012)

>   “G20 phải tìm cách kích thích tăng trưởng kinh tế” (06/06/2012)

>   Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm 10 ngân hàng Đức và Áo (06/06/2012)

>   Trung Quốc đề phòng việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone (05/06/2012)

>   Pháp và EC ủng hộ dùng ESM giải cứu ngân hàng (05/06/2012)

>   Chính phủ Pháp cam kết giảm thâm hụt ngân sách (05/06/2012)

>   Australia hạ lãi suất xuống thấp nhất từ 2009 (05/06/2012)

>   G7 họp khẩn về khủng hoảng nợ công tại Eurozone (05/06/2012)

>   Hãng Qantas dự báo lợi nhuận có thể sụt giảm 90% (05/06/2012)

>   Làm sao cứu Tây Ban Nha? (05/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật