Thứ Năm, 14/06/2012 08:32

Một số doanh nghiệp lớn có đơn hàng may mặc đến quí 3

Một số doanh nghiệp lớn cho biết họ đã có đơn hàng may mặc đến hết tháng 10 năm nay, nhưng theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), lượng doanh nghiệp có được đơn hàng đến quí 3 trong ngành không nhiều.

Ông Nguyễn Ân, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài gòn (Garmex Saigon), cho biết hiện Garmex Saigon đã đầy đủ đơn hàng may mặc đến tháng 10-2012, trong đó 40% cho thị trường Mỹ, và 40% cho thị trường châu Âu. Từ năm ngoái công ty này đã dần tập trung hơn vào thị trường Mỹ sau khi tình trạng thắt lưng buộc bụng của người dân châu Âu khiến đơn hàng may mặc sụt giảm mạnh.

Theo ông Ân, tình hình xuất hàng may mặc sang Mỹ nhìn chung có khả quan hơn xuất hàng sang châu Âu. Vị phó chủ tịch này cho rằng xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ vẫn khá không phải vì tình hình thị trường này khá lên, mà do công ty vẫn được khách hàng chọn để đặt hàng, và mặt hàng áo jacket của công ty vốn không bị nhiều cạnh tranh như những mặt hàng như áo sơ mi, quần kaki.

Ông Ngô Đức Hoà, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty May quốc tế Thắng Lợi, cho biết, Thắng Lợi vẫn có đủ đơn hàng đến tháng 10 năm nay, nhưng cho rằng, các công ty may mặc lớn, nhìn chung, không lo ngại nhiều về đơn hàng, nhưng các công ty nhỏ thì lại gặp nhiều khó khăn.

Hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam, như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều gặp khó khăn. Ngoài ra, do người dân các nước thắt lưng buộc bụng, hàng tồn kho nhiều, nên những đơn hàng dêt may đặt làm tiếp theo cứ ít dần, ông Hoà nói.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có được đơn hàng may mặc đến tháng 10 như trên không nhiều. Theo bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), nếu hầu hết các công ty may mặc lớn trước đó đều có đơn hàng đến quí 2 năm nay – cao điểm của ngành dệt may, thì hiện không nhiều doanh nghiệp có đơn hàng đến quí 3. Việc có đơn hàng hay không, theo bà Dung, còn tùy vào từng thị trường cũng như mặt hàng xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp.

Có dự báo cho rằng, vào cuối năm nay – thời điểm để làm hàng cho mùa xuân hè, tình hình đơn hàng sẽ còn khó khăn hơn nữa vì vào thời điểm này lượng đơn hàng ít hơn so với hàng may mặc cho mùa đông. Thêm vào đó, có thể đến thời điểm này tình hình kinh tế nhiều nước tiếp tục khó khăn.

T.Thu

TBKTSG

Các tin tức khác

>   DN đường cùng: Bán tháo hàng tồn, đóng nhà máy (14/06/2012)

>   Mối lo cạnh tranh khi Thái Lan xả gạo bán (14/06/2012)

>   Trái cây lo giảm xuất khẩu (14/06/2012)

>   Nhiều doanh nghiệp FDI sẽ phải chấm dứt hoạt động (14/06/2012)

>   Vama đề xuất giải pháp cứu thị trường ô tô (14/06/2012)

>   Các tập đoàn sẽ phải báo cáo hoạt động như công ty niêm yết (14/06/2012)

>   Bộ Kế hoạch Đầu tư không nắm được sai phạm ở Vinalines (13/06/2012)

>   VN “mất hút” trên bảng xếp hạng thị trường bán lẻ hấp dẫn (13/06/2012)

>   Tập đoàn rút vốn: Thà một lần đau! (13/06/2012)

>   Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời chất vấn về sân bay, cảng biển (13/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật