Khó khăn lại trông vào nhà nước? Tái cơ cấu kinh tế tốn kém bao nhiêu, lấy từ đâu? Xử lý nợ xấu thế nào, ai thực hiện và nguồn lực nào để 'cứu'nợ xấu vẫn chưa có câu trả lời chính thức. Nhưng xem ra, việc khó này lại phải trông chờ vào nhà nước. Quốc hội đang tranh luận rất nhiều về Đề án Tái cơ cấu nền kinh tế. Trong đó, một vấn đề được ctập trung là tiền đâu để thực hiện tái cơ cấu. Vì thế, rất nhiều ý kiến đã đồng tình với đề xuất của Ủy ban Kinh tế là chưa nên thông qua Đề án mà một lý do quan trọng là chưa làm rõ huy động nguồn tài chính, cơ cấu và phân bổ ra sao... trong quá trình tái cơ cấu. Mặc dù, các cơ quan soạn thảo chưa đưa ra được phương án cụ thể nhưng qua những thông tin đầu tiên và thực tế của cách xử lý thời gian qua thì có vẻ như... chi phsi tái cơ cấu mà quan trọng nhất là xử lý nợ xấu đang trông vào nhà nước với túi ngân sách đang rất eo hẹp. Thừa nhận, tái cơ cấu phải có nguồn lực rất lớn, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay, với tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN), bên cạnh quỹ sắp xếp tổ chức DNNN, sẽ huy động tư nhân, các cổ đông chiến lược nước ngoài và nguồn ODA. Ông Huệ tiết lộ, hiện nay ADB cam kết cho vay 600 triệu USD với lãi suất rẻ, thời gian ân hạn dài, ban đầu là khoản vay dành cho Tập đoàn Sông Đà trong 30 năm, lãi suất 0,5%/năm. Nhắc đến Sông Đà, không thể quên những khoản vay nước ngoài được nhà nước bảo lãnh để hàng chục triệu USD. Tuy nhiên, do kinh doanh thua lỗ, DN này không trả được theo kế hoạch và phải nhiều lần cầu cứu đến Bộ Tài chính, thậm chí, Bộ Xây dựng cũng đã mấy lần hối thúc Bộ Tài chính tìm cách gỡ khó cho Sông Đà. Trong khi đó, những thông tin gần đây cho biết ngoài những dự án vay vốn nước ngoài thua lỗ thì tình hình kinh doanh của Tập đoàn nhà nước hàng đầu về xây dựng và BĐS nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Vậy là, sau khibơm vốn cho DNNN kinh doanh, bảo lãnh cho vay vốn nước ngoài... đến khó khăn, nhà nước lại đi vay ODA để tái cơ cấu DN. Mà vốn nhà nước cấp hay ODA cũng là ngân sáchquốc gia nên nói cho cùng là nhà nước phải lo. Chính vì thế, khi nói về xử lý nợ xấu và tái cơ cấu DNNN, các chuyên gia đều thống nhất với ý kiến của Bộ trưởng Vương Đình Huệ là phải huy động nhiều nguồn lực để tái cơ cấu nhưng để mời gọi các nguồn lực khác thì nhà nước vẫn phải đi trước và làm chính. Nhất là, trong xử lý các khoản thua lỗ, nợ xấu của các DNNN hay ngân hàng không một tư nhân, đối tác nước ngoài nào mạo hiểm bỏ vốn nếu không có nhà nước đứng ra can thiệp. Thực tế, đến nay, để tái cơ cấu Vinashin, nhà nước đã phải can thiệp và hỗ trợ bằng nhiều cách từ việc cơ cấu lại để hoãn, giãn nợ, thuế nhằm giảm sức ép tài chính, hỗ trợ thêm nguồn lực để tiếp tục kinh doanh... Nhưng đến nay, Vinashin vẫn chưa hết khó khăn và tiếp tục trông nhờ vào nhà nước. Đầu năm nay, DN này đã được vay gần 300 tỷ lãi suất 0% để trả lương công nhân và mới mới đây khi không trả được nợ thuế, DN này đã có văn bản trình bày khó khăn và xin miễn nộp phạt. Thậm chí, khi việc tái cơ cấu được chủ động từ phía ngân hàng thì các cơ quan nhà nước vẫn phải góp tay can thiệp. Cụ thể, sáp nhập Habubank vào SHB là do chính các ngân hàng chủ động. Tuy nhiên, khso nhất của vụ sáp nhập này là liên quan đến những khoản vay của Vinashin tại Habubank. Qua kiểm toán và xây dựng kế hoạch ban đầu, Habubank sáp nhập vào SHB được xác định lỗ tổng cộng hơn 4000 ngàn tỷ và để xử lý khoản lỗ này phải mất 3 năm sau sáp nhập. Tuy nhiên, chỉ một vài ngày sau, kế hoạch đã thay đổi hoàn toàn khi khoản lỗ chỉ còn 1800 tỷ và sẽ được xử lý trong gọn trong năm 2012. Để có kết quả ngoạn mục đó có nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, trong đó nhân tố quan trọng nhất là khoản nợ của Vinashin đã được Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính can thiệp. Theo đó, viễ xử lý khoản nựo được chia nhỏ, giãn ra... Đồng thời, món nợ cũ được biến thành tài sản có đảm bảo, được cầm cố để vay tái cấp vốn từ ngân hàng nhà nước với lãi suất thấp, được giao dịch để vay vốn trên thị trường... Thậm chí, SHB còn xin Nhà nước cho áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0 (không) trong ba năm 2012-2014. Trước đó, trong vụ hợp nhất 3 ngân hàng đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã hỗ trợ rất lớn để cứu thanh khoản cho các ngân hàng này. Số vốn bỏ ra tình bằng tiền tỷ đó sẽ khó đòi lại ngay mà sẽ biến thành vốn nhà nước trong ngân hàng mới. Không những thế, để cứu nhiều ngân hàng khỏi nguy cơ đổ vỡ, Ngân hàng Nhà nước đã phải bơm hàng chục ngàn tỷ đồng để cứu thanh khoản cho các ngân hàng, giữ ổn định cho toàn hệ thống... Việc bơm tiền hỗ trợ kéo trong một thời gian dài và với số tiền rất lớn. Tuy nhiên, những can thiệp và số tiền hỗ trợ sẽ tiếp tục có thể tăng lên khi các đề án tái cơ các ngân hàng sẽ dồn dập thực hiện trong đó trực tiếp đi vào xử lý nợ xấu của các ngân hàng. Trong đề xuất mới đây về thành lập một Công ty xử lý nợ để xử lý khoản nợ xấu lên đến 100 ngàn tỷ của các ngân hàng dù Ngân hàng Nhà nướcchưa đề cập đến phương án cụ thể về cơ cấu vốn góp và cách thức hoạt động... nhưng với thực tế trên đây thì chắc cũng sẽ phải trông chờ vào nhà nước mà thôi. Chính vì thế, nhiều chuyên gia đã đặt câu hỏi là tiền đâu để cho công ty này mua bán được được khoảng 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu?; Nếu phát hành trái phiếu, ai sẽ mạo hiểm mua, nhất là trong tình hình khó khăn hiện nay. Từ đó, một phương án đã được đề xuất là sao không sử dụng Công ty xử lý nợ hiện có của Bộ Tài chính hay Tổng công ty đầu tư vốn nhà nước (SCIC) hơn là thành lập một tổ chức mới vì đằng nào cũng phải dùng đến vốn và sự can thiệp của nhà nước. Trong khi đó, dù chưa đến mức phải bơm tiền trực tiếp để cứu nhưng lộ trình lobby, tìm kiếm hỗ trợ để khỏi phá sản của BĐS cũng chủ yếu hướng đến sự can thiệp và hỗ trợ của nhà nước. Điều đó có thể thấy rõ, khi cả lãnh đạo Bộ Xây dựng và các DN hoan hỉ trước khoản giải ngân 120 ngàn tỷ đầu tư công, cộng với các khoản chi khác sẽ đẩy nguồn vốn vào nền kinh tế khoảng 500 ngàn tỷ... kích thích BĐS sôi động trở lại. Nhìn lại toàn bộ lộ trình vận động giải cứu trong hơn 1 năm qua của BĐS để cả mọt sự thay đổi lớn. Từ chỗ bị xem là phi sản xuất, cắt giảm tín dụng... BĐS đã từng bước gỡ khó cho mình. Đầu tiên thành công khi đưa được một số nhóm BĐS ra khỏi phi sản xuất để được vay vốn. Sau đó, họ lại thành công khi BĐS được mở ra cho vay như bình thường với cả đầu tư, tiêu dùng hay đầu cơ... Cho đến bây giờ thì tín dụng BĐS còn được các ngân hàng xếp vào ưu tiên với hàng ngàn tỷ đồng cho vay...với lãi suất ưu đãi. Như thế, BĐS đã thành công trong việc lobby tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhà nước để giải thoát cho mình. Hiện nay, nhiều ông chủ BĐS còn đòi đưa BĐS vào nhóm được hưởng ưu đãi lãi suất theo trần quy định như bốn nhóm ưu tiên; Phải sửa quy định về nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường... Có vẻ như, họ đang được đà và muốn nhà nước dồn ưu đãi và nguồn lực cho BĐS dù những bất cập và nguy cơ trong khu vực này chưa hề giảm. DNNN, ngân hàng, cho đến BĐS... suốt một thời gian dài hoành tráng và kiếm lợi bằng việc khai thác nguồn lực, tài nguyên và dựa dẫm vào chính sách ưu đãi của nhà nước. Đến khi khó khăn... họ tiếp tục trông đợi và tìm mọi cách vận động để được nhà nước hỗ trợ. Điều đó không chỉ ở DNNN mà còn ở các ngân hàng và cả khối DN tư nhân lớn. Thấy rõ nhất là những khoản nợ xấu hàng trăm ngàn tỷ của các DN gây ra nay phó mặc nhà nước phải tốn kém và đâu đầu xử lý. Lê Khắc DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM
|