Chủ Nhật, 24/06/2012 14:13

DN chế biến xuất khẩu tôm : Kim ngạch cao - lợi nhuận thấp

Năm 2011, xuất khẩu (XK) tôm của VN đã cán đích ở con số kỷ lục gần 2,4 tỉ USD và vươn lên dẫn đầu trong nhóm ngành hàng thủy sản XK. Dù mang lại giá trị cao trong ngành thủy sản nhưng lợi nhuận về người nuôi và các DN chế biến tôm XK chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Theo các chuyên gia, con giống, thuốc thú y và chi phí thức ăn thủy sản chiếm gần 80% tổng giá thành của sản phẩm. Như vậy, lợi nhuận về người nuôi và các DN chế biến tôm XK chỉ chiếm rất ít trong khi các DN cung ứng tôm giống, DN thức ăn thủy sản và DN cung ứng thuốc thú y là những đối tượng “ẩn dạng” lại được hưởng lợi lớn.

Chiếm lĩnh ít, gia công nhiều

Trước thực tế này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã đề nghị các địa phương ĐBSCL cần quy hoạch lại vùng nuôi, liên kết chuỗi sản xuất theo hướng các bên cùng chia sẻ lợi ích của mình trong chuỗi giá trị con tôm qua việc đầu tư giống, kỹ thuật cho người nuôi tôm. Đồng thời, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đề nghị các DN chế biến XK tôm nên bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại các thị trường XK. Bởi hiện nay các DN VN chỉ mới XK ra nước ngoài thông qua các nhà nhập khẩu nên giá không cao. Độ chênh lệnh giữa giá XK và giá bán tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu có thể lên đến 10 lần. Điều này cho thấy giá trị XK con tôm của VN chưa hợp lý trong chuỗi giá trị gia tăng và hệ quả là người nuôi tôm rủi ro lớn khi thị trường thế giới biến động theo chiều hướng xấu.

Từ quan điểm đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, các DN nước ta tuy đã có thị phần hơn 90 quốc gia trên thế giới nhưng vẫn chưa chủ động được giá cả. Việc này không chỉ đẩy người nuôi thêm khó khăn và nhiều rủi ro trong khi các DN XK như đang làm gia công cho nước ngoài hơn là chiếm lĩnh thị trường.

Ông Nguyễn Triệu Dỏng - Chủ tịch HĐQT Cty CP Chế biến Thủy sản Út Xi (Utxico) (Sóc Trăng) cho biết, do nguồn nguyên liệu trong nước luôn thiếu hụt do dịch bệnh gây ra nên DN phải nhập khẩu tôm từ nước ngoài vào để chế biến nhằm đảm bảo và duy trì hoạt động ổn định cho nhà máy. Nhưng trớ chêu là hiện giá tôm XK trên thị trường thế giới lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 20%. Như vậy, cùng với các khoản phí, lãi suất ngân hàng, sức cạnh tranh của con tôm XK của VN rất kém so với nước ngoài. “Việc các DN bảo tồn được nguồn vốn và hạn chế nợ xấu trong năm 2012 được xem là hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra là mừng lắm rồi” - Ông Dỏng chia sẻ.

Cần chính sách hỗ trợ tôm XK

Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản kiêm Phó Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ đã chỉ rõ, nghề nuôi tôm đang có tốc độ phát triển khá ổn định và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL. Tuy vậy, cho đến nay, các địa phương này vẫn chưa quy hoạch rõ ràng và chưa được đầu tư hạ tầng thỏa đáng. “Nhiều vùng nuôi tôm vẫn sử dụng chung hệ thống thủy lợi với vùng lúa, chưa xây dựng các tuyến kênh dẫn mặn, và kênh tiêu thoát nên khi dịch bệnh xuất hiện thì cả vùng nuôi “lãnh đủ”. Một vấn đề quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản chính là nguồn tôm giống hiện nay vẫn đang bị thả nổi. Tôm giống không rõ nguồn gốc vẫn được tiêu thụ mạnh trên thị trường và đây cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn gây dịch bệnh cho tôm nuôi” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Không nắm vững được công nghệ tiên tiến, năng lực quản lý trang trại và nguồn vốn mạnh sẽ bị loại khỏi cuộc chơi tôm.

Còn ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Cty CP thủy sản Minh Phú (HOSE: MPC) (Cà Mau) cho rằng, ngành sản xuất tôm giống phải là ngành có điều kiện. Và như vậy, các tổ chức, DN muốn tham gia vào lĩnh vực này phải hội đủ các điều kiện bắt buộc của ngành thủy sản mới được phép hoạt động. Thực hiện được vấn đề này sẽ giải quyết được phần nào các rủi ro về dịch bệnh của con tôm cho người nuôi và các hàng hóa XK của DN VN khi XK ra thị trường thế giới đều phải có C/O – xuất xứ nguồn gốc được thuận lợi.

Đồng tình quan điểm này, ông Nguyễn Văn Nhiệm - Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) cho rằng, nên có một cơ quan giám định và xây dựng những chính sách cụ thể đối với các vùng nuôi tôm sạch bởi giá bán gần như bằng nhau với các hộ nuôi tôm quảng canh.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (Vasep) cảnh báo, nếu những ai không nắm vững quy luật cuộc chơi như nắm được công nghệ tiên tiến, năng lực quản lý trang trại và nguồn vốn mạnh sẽ bị loại khỏi cuộc chơi tôm, bởi hiện nay vấn đề cạnh tranh giữa các nước XK thủy sản ra thị trường thế giới ngày càng trở nên khốc liệt. Do vậy, việc liên kết trong nuôi trồng, sản xuất và chế biến giữa các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị từ con tôm đang là xu hướng được nhiều địa phương áp dụng nhằm khắc phục những nhược điểm để nâng cao khả năng cạnh tranh là điều tất yếu.

Quốc Chánh

DđDN

Các tin tức khác

>   Tồn kho hơn 8,5 triệu tấn than (24/06/2012)

>   Tồn kho xi măng vì... cắt giảm đầu tư công (24/06/2012)

>   Sản xuất cá tra ở ĐBSCL: Cung - cầu mất cân đối (24/06/2012)

>   Bất cập "3 trong 1" tại các tập đoàn kinh tế nhà nước (23/06/2012)

>   Nhà xe “quên” giảm giá cước (23/06/2012)

>   Đấu giá 510 tấn phế liệu sắt đóng tàu thuộc Vinashin (23/06/2012)

>   Phát triển CN ô tô: Đả nhau như chưởng Kim Dung (23/06/2012)

>   Bao giờ hàng hóa giảm giá? (22/06/2012)

>   6 tháng, nhập siêu ước khoảng 685 triệu USD (22/06/2012)

>   61.000 tỷ đồng phát triển ngành thủy sản đến 2020 (22/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật