Chủ Nhật, 24/06/2012 09:38

Sản xuất cá tra ở ĐBSCL: Cung - cầu mất cân đối

Ngày 23-6, tại Vĩnh Long, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiệp hội thủy sản các tỉnh sản xuất cá tra vùng ĐBSCL và doanh nghiệp chế biến thủy sản, chế biến thức ăn thủy sản trong khu vực đã họp bàn các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để hoàn thành kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cá tra trong 6 tháng cuối năm 2012.

Đến giữa tháng 6-2012, vùng ĐBSCL đã thu hoạch hơn 1.130 ha mặt nước nuôi thả cá tra, sản lượng đạt hơn 401.225 tấn với năng suất bình quân 295 tấn/ha; diện tích đang thả nuôi hơn 3.877ha (trong đó 2.650ha mới thả năm 2012). Dự kiến trong thời gian từ nay đến hết tháng 8-2012, toàn vùng sẽ có thêm 1.300 ha ao nuôi cá tra đến kỳ thu hoạch, ước sản lượng khoảng 400.000 tấn; trong các tháng còn lại của năm 2012 sẽ thu hoạch thêm khoảng 2.600 ha với sản lượng ước khoảng 700.000 tấn.

Nghịch lý xảy ra trong 3 tháng nay tại vùng ĐBSCL là nguồn cá tra nguyên liệu thiếu, nhiều nhà máy chế biến cá tra “đói” nguyên liệu, hoạt động không hết công suất nhưng giá cá nguyên liệu giảm mạnh, hiện cá loại 1 chỉ còn từ 20.000 - 22.000 đồng/kg, người nuôi đang lỗ từ 2.000 đồng đến hơn 4.000 đồng/kg.

Theo hiệp hội thủy sản các tỉnh ĐBSCL, nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng trong ngành sản xuất cá tra ở ĐBSCL là do cung - cầu mất cân đối, thiếu thông tin minh bạch về thị trường; chi phí sản xuất tăng (do chất lượng con giống hao hụt quá cao từ 30%-40%, chi phí thức ăn tăng từ 11.000 đồng lên 23.000 đồng/kg, lãi suất ngân hàng cao…) làm giảm lợi thế cạnh tranh; tình hình tiêu thụ cá tra bất ổn; các ngân hàng thắt chặt cho vay nhưng suất đầu tư nuôi cá tra lớn (8 tỷ đồng/ha) nên người nuôi cá, nhất là người nuôi nhỏ lẻ đang rất khó khăn về vốn, dù Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất cho vay.

Hiệp hội thủy sản các tỉnh khu vực ĐBSCL kiến nghị Chính phủ, Bộ NN-PTNT cần có các giải pháp hỗ trợ cấp bách, trước mắt và lâu dài để phát triển bền vững nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu. Trong đó cần chỉ đạo thống kê chính xác (diện tích, sản lượng đến kỳ thu hoạch chưa bán được, hộ có nhu cầu vay vốn...); minh bạch thông tin; xác định và công bố giá thành sản xuất cá nguyên liệu (ước khoảng 2,8 USD/kg) mới có cơ sở quản lý doanh nghiệp về giá; quy định nghề sản xuất kinh doanh cá tra là nghề có điều kiện và giảm đầu mối xuất khẩu, không nên để nhiều như hiện nay. Nhà nước cần xây dựng và ban hành sớm các quy chuẩn kỹ thuật về trại sản xuất cá tra giống, cá tra bố mẹ, thức ăn, cá tra thương phẩm, nội dung và trình tự khảo nghiệm thức ăn cho cá tra...

Các doanh nghiệp chế biến cá tra cần phải có vùng nuôi nguyên liệu thông qua hợp đồng liên kết với các cơ sở nuôi để duy trì tính bền vững cho chuỗi liên kết, tạo thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm… 

N.Phan

Sài Gòn Giải phóng

Các tin tức khác

>   Bất cập "3 trong 1" tại các tập đoàn kinh tế nhà nước (23/06/2012)

>   Nhà xe “quên” giảm giá cước (23/06/2012)

>   Đấu giá 510 tấn phế liệu sắt đóng tàu thuộc Vinashin (23/06/2012)

>   Phát triển CN ô tô: Đả nhau như chưởng Kim Dung (23/06/2012)

>   Bao giờ hàng hóa giảm giá? (22/06/2012)

>   6 tháng, nhập siêu ước khoảng 685 triệu USD (22/06/2012)

>   61.000 tỷ đồng phát triển ngành thủy sản đến 2020 (22/06/2012)

>   EVN sẽ “cai” chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm (22/06/2012)

>   Kim ngạch xuất khẩu sang Tây Ban Nha tăng mạnh (21/06/2012)

>   Petro Vietnam sẽ tái cấu trúc như thế nào? (21/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật